Có rất nhiều quan niệm khác nhau về việc kiêng khem sau sinh, tùy vào mỗi gia đình và vùng miền. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên phân biệt được kiêng khem sau sinh thế nào là đúng, khoa học, tránh cho sự kiêng khem của mình trở thành con dao hai lưỡi nhé.
1. Quan niệm sai lầm về kiêng khem sau sinh
Không tắm, gội đầu trong vòng 1 tháng
Không tắm, gội trong vòng 1 tháng ở cữ là quan niệm sai lầm
Ông bà ta thường quan niệm: “không tắm, gội đầu trong vòng 1 tháng ở cữ để tránh bị ốm và đau nhức đầu, rụng róc về sau”. Điều này hoàn toàn không đúng.
Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt, mắt yếu
Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy, xem tivi, đọc sách khi đang ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Nhưng người mẹ sau sinh có nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, vệ sinh cho em bé….Vì vậy, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để lấy lại sức.
Kiêng nói chuyện nhiều
Bà mẹ sau sinh vẫn có thể giao tiếp bình thường, nhưng không nên nói lớn tiếng để tránh ảnh hưởng thanh quản, hầu họng, gây tổn thương dây thanh âm.
Di chuyển vết mổ sẽ bị rách
Nhiều người nghĩ sau sinh nên nằm im 1 chỗ, tránh ảnh hưởng đến vết mổ
Một số người thường lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách, không lành. Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, người mẹ nên ngồi, vẫn có thể đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa để giúp vết mổ mau lành.
Phòng ngủ kín gió
Mọi người vẫn quan điểm, gió chính là thủ phạm gây ra sốt sản hậu chính. Vì thế, phòng của các mẹ thường xu hướng khép kín, che chắn hết các cửa để không cho gió lùa vào. Đây là quan điểm không đúng, có thể gây sự ngột ngạt cho cả mẹ và bé, đặc biệt là mùi tanh khôi không được thoát ra, gây các bệnh về đường hô hấp.
Uống nước tiểu trẻ
Nhiều nơi còn quan niệm, các bà mẹ phải uống nước tiểu của trẻ để gọi sữa về. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sữa về là do sự tiết sữa ở các tuyến vú cùng sự tác động của nội tiết tố Prolactin từ tuyến yên người mẹ phóng thích. Khi bé mút đầu núm vú mẹ sẽ tạo nên một lường phản xạ kích thích. Nó giúp sự bài tiết của tuyến vú ra nhiều sữa hơn.
2. Kiêng cữ khoa học cho mẹ sau sinh
Thực tế khoa học đã chứng minh, sản phụ sau sinh không nên kiêng khem thái quá. Thậm chí việc kiêng khem sau sinh không đúng cách còn có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và cả em bé. Vậy, kiêng khem sau sinh thế nào cho khoa học nhất?
Đừng căng thẳng, stress
Mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn để có tinh thần chăm con tốt nhất
Bởi stress không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ mà còn làm ảnh hưởng đến tâm trí, sức khỏe tinh thần của người mẹ sau sinh. Dĩ nhiên, em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào vì bé có thể hấp thụ và cảm nhận trực tiếp từ mẹ: nếu mẹ vui con sẽ vui, mẹ trầm cảm, buồn bã thì con sẽ quấy khóc, chậm lớn. Vì vậy, mẹ sau sinh con nên tìm kiếm sự giúp đỡ để giảm tải trách nhiệm mà mẹ đang đảm nhiệm như chăm sóc nhà cửa, cơm nước, chăm con lớn… Sự phụ giúp của người thân như mẹ hoặc biện pháp thuê người giúp việc để giúp mẹ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
Không ăn thức ăn cũ, lạnh
Cơ thể người mẹ sau sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm lên men, đồ ăn để qua đêm, đồ ăn trong tủ lạnh… Mẹ cũng chú ý tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay, không nên ăn quá sớm những món tanh như cá, ốc, những thức ăn gây dị ứng. Những đồ ăn này dễ làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn những món như mướp, thịt đỏ các loại, các loại cá nước ngọt, rau xanh, trái cây…
Mẹ nên ăn đồ ăn mới, đun chín, bổ sung thêm các loại rau, vitamin
Đừng nhấc vật nặng
Bởi khi nâng vật nặng, mẹ sẽ phải vận dụng cả cơ bụng và điều này dễ ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai hoặc vết thương ở tử cung. Đặc biệt, các mẹ sinh mổ phải rất thận trọng vì dù bên ngoài vết thương có vẻ lành lặn, nhưng bên trong thì tổn thương chưa lành. Nếu mẹ nâng nhấc vật nặng hoặc nhón người với đồ trên cao có thể gây tổn thương tới vết mổ tử cung.
Một số lời khuyên về kiêng khem sau sinh mà mẹ nên nắm rõ để tránh sự kiêng cữ của mình phản tác dụng trở thành con dao hai lưỡi mẹ nhé.
Thanh Hoa