Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng thiếu máu có thể gặp ở nhiều bệnh với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vì vậy, việc chẩn đoán thiếu máu sao cho phù hợp và chính xác nhất là yếu tố
Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu, hoặc giảm nồng độ huyết cầu trong máu dưới mức bình thường. Ở đây không đề cập đến các trường hợp mất máu cấp, làm giảm khối lượng máu trong cơ thể.
Ngày nay các phương pháp dùng để chẩn đoán thiếu máu có nhiều tiến bộ như dùng các loại kính hiển vi điện tử để nghiên cứu hình thái tế bào máu hay các xét nghiệm miễn dịch huyết học để xác định rối loạn chức năng máu.
Thiếu máu thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy để chẩn đoán thiếu máu chính xác cần chú ý toàn diện những yếu tố liên quan trước khi đưa ra kết luận.
Một số triệu chứng:
– Các triệu chứng thực thể thường gặp là: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực…
– Kinh nguyệt thất thường, lượng máu mất quá nhiều.
– Chảy máu ở hậu môn cũng là một triệu chứng thường gặp.
– Các triệu chứng khác như nhiều vết bầm tím trên da, bệnh nhân dễ chảy máu mũi, chảy máu răng, dễ nhiễm trùng… cho thấy có khả năng là thiếu máu bất sản, vì bạch cầu và tiểu cầu đều giảm.
Một số nguyên nhân:
– Do thiếu sắt trong thực đơn ăn uống hằng ngày, có thể là do ăn uống thiếu chất, nhưng cũng có thể do các bệnh ở đường tiêu hóa làm cho lượng thức ăn tiêu thụ bị giảm mạnh, hoặc do chế độ dinh dưỡng sai lệch, đặc biệt là các chế độ ăn kiêng mất cân đối về dinh dưỡng.
– Do mất máu nhiều trong một thời gian ngắn, làm mất theo lượng sắt trong máu và cơ thể chưa kịp khôi phục. Chẳng hạn như các trường hợp xuất huyết trong ống tiêu hóa, xuất huyết đường tiết niệu, kinh nguyệt nhiều bất thường, nhiễm giun móc…
– Do điều trị dài ngày với các thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin…
– Thiếu máu thiếu sắt thường đặc trưng với thể tích hồng cầu trung bình thấp <76fl (femtolit (1fl = 10-15lit) và nồng độ hemoglobin trung bình của hồng cầu thấp <30g/dl. Tuy nhiên, để chẩn đoán thiếu máu chính xác hơn cần kiểm tra thêm sắt huyết thanh. Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh khi sắt huyết thanh giảm xuống còn <15mmol/L ở nam giới và <14mmol/L ở nữ giới.
– Xét nghiệm khả năng gắn sắt toàn bộ cao ( >70mmol/L ở nam giới và >74mmol/L ở nữ giới) cũng giúp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt. Ngược lại, khả năng gắn sắt toàn bộ thấp (<45mmol/L ở nam giới và <40mmol/L ở nữ giới) gợi ý đây là một trường hợp thiếu máu mãn tính.
– Nếu phát hiện có hồng cầu to (thể tích hồng cầu trung bình >96fl), cần chú ý đến các khả năng:
+ Giảm năng tuyến giáp: cần kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp (thyroid stimulating hormone).
+ Nghiện rượu: kiểm tra gamma sắt (glutamyl transferase).
+ Thiếu vitamin B12 hoặc B9: Kiểm tra nồng độ máu.
– Một số khả năng hiếm gặp hơn như: thiếu máu ác tính (đo tốc độ lắng hồng cầu – ESR), thiếu máu do xạ trị liệu, hoặc thiếu máu do bệnh gan (xét nghiệm chức năng gan).
– Thiếu máu ác tính có thể có dấu hiệu mất cảm giác ở chân. Ngoài ra, kết mạc có thể hơi nhợt màu và da mặt vàng. Trong bệnh này, thiếu vitamin B12 là do kém hấp thụ, vì thiếu đi yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này. Cần xét nghiệm máu để đánh giá về yếu tố nội tại này.
– Một số bệnh mạn tính có thể là nguyên nhân gây thiếu máu, chẳng hạn như suy thận, viêm ruột, viêm khớp dạng thấp… Trong một số trường hợp, ung thư cũng có thể gây thiếu máu.
– Thiếu máu khi mang thai có thể đe dọa tính mạng bà mẹ lẫn thai nhi cả trước và sau khi sinh. Vì thế, mỗi lần khám thai cần làm xét nghiệm theo dõi nồng độ hemoglobin, đặc biệt là vào tuần thứ 28 và thứ 34 của thai kỳ. Nồng độ hemoglobin giảm đi một cách tự nhiên trong giai đoạn mang thai, do máu loãng. Mức độ giảm thấp được xem là bình thường do máu loãng khi hemoglobin ở khoảng 10 – 11g/dl với thể tích hồng cầu trung bình và hemoglobin hồng cầu trung bình đều bình thường. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán thiếu máu và cần điều trị khi hemoglobin <10g/dl.
– Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu thiếu sắt có nhiều nguy cơ lặp lại.
Cần dựa vào những hiểu biết về cơ sở sinh lý, sinh hoá tế bào máu mà phân tích để tìm nguyên nhân, đôi khi phải tiến hành một số xét nghiệm tương đối hiện đại mới có thể chẩn đoán thiếu máu chính xác hơn được.
Nguyệt Hằng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.