Thoái hóa khớp còn gọi là viêm khớp thoái hóa, là tình trạng tổn thương các sụn khớp và xương dưới sụn, dẫn đến viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thống kê của tổ chức WHO: bệnh này chiếm 20% các bệnh lý về khớp.
1.Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp
Theo các số liệu báo cáo thống kệ, tại Mỹ có khoảng 21 triệu người (chiếm 12,1%), từ tuổi 25 trở lên có triệu chứng của thoái hóa khớp. Tại Việt Nam, riêng thoái hóa khớp gối hiện nay đã có gần 4 triệu người mắc phải. Thoái hóa khớp thường tăng dần theo tuổi và khác nhau 1 chút giữa 2 giới tính. Trước 55 tuổi: thường gặp ở nam còn ở nữ là sau 55 tuổi.
Các chuyên khoa thoái hóa xương khớp ở bệnh viện chuyên về khớp cho biết: thoái hóa khớp được xem như “lưỡi hái tử thần”, là tác nhân dẫn đến tàn phế.
Nhưng thoái hóa khớp lại thường khiến cho bệnh nhân chủ quan. Bởi tình trạng thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm, kéo dài và có xu hướng tăng dần. Các bệnh nhân chưa nhận thức đúng về bệnh, cho nên khi thấy đau khớp nhiều người thường coi đó là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do lao động nặng, sai tư thế hoặc thời tiết… nên không đi khám. Điều này khiến cơ hội chữa trị và phục hồi chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, làm tình trạng bệnh càng ngày càng xấu đi. Các khớp tổn thương thường là ở cột sống thắt lưng, khớp gối, bàn tay,cột sống cổ, bàn chân, cổ chân và khuỷu tay, chân thâm chí cả khớp háng.
Hậu quả ở giai đoạn cuối khi mắc bệnh thoái hóa khớp để quá lâu là sụn khớp đã bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương, sụn bị tổn hại nặng nề. Người bệnh đứng trước nguy cơ bị tàn phế hoặc phải thay khớp nhân tạo để có thể tiếp tục duy trì khả năng vận động.
2.Những biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp
Nguyên nhân, tác nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa khớp là do cơ thể chúng ta thiếu các dưỡng chất như Canxi, sắt, các loại vitamin D: D3,..và các khoáng chất cần thiết: Glucosamin, Magnesium….gây nên tình trạng loãng xương, ít dịch nhầy bôi trơn khớp gây nên bào mòn sụn, cứng khớp.
Ngay từ khi còn trẻ bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể,
Phòng bệnh hơn trị bệnh nên để ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp, ngay từ khi còn trẻ bạn nên thay đổi chế độ ăn để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng quá trình tái tạo sụn khớp và tránh loãng xương như:
+ Ăn những thực phẩm đầy đủ hàm lượng Canxi và các chất khoáng như Kẽm, Magie, Boron, Đồng, Mangan như rau cải xanh, cải xoăn, rau bina trái cây như bưởi, hoặc các loại cá lạnh có bổ sung Omega 3… vào cơ thể giúp cho xương cứng và dày đặc,
+ Giảm ăn những thực phẩm nhiều đường, muối, mỡ…
+ Tăng collagen, các chất vô cơ và hữu cơ trong các chất căn bản lại làm cho xương khớp mềm deo, dễ uốn.
+ Có chế độ luyện tập cơ thể: dưỡng sinh, yoga, đi bộ, đạp xe….hài hòa để tăng sức đề kháng cơ thể.
Ngoài ra, các bệnh nhân ngay khi phát hiện các biểu hiện đau các khớp thường xuyên vào chiều tối, hoặc vận động khó khăn khi quay phải, trái thì cần đến bệnh viện ngay để khám và phát hiện kịp thời tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh nhé.
Thanh Hoa