Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loãng xương là căn bệnh ngày càng gia tăng và gây nhiều bất cập trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh loãng xương tuy nhiên nếu không thực sự hiểu rõ sẽ không
Thiếu cân
Các nhà khoa học Anh cho biết những trẻ sinh ra thiếu cân, thấp còi từ nhỏ, khi lớn lên sẽ dễ mắc bệnh loãng xương. Đối với những ai áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh loãng xương cao bởi khi đó sẽ làm mất đi việc cung cấp dinh dưỡng để làm chắc xương, khiến dễ bị gãy xương cổ, hông hay xương sống.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu như không được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi và các khoáng chất sẽ khiến bộ xương không được khỏe mạnh, gây ra tình trạng loãng xương trầm trọng. Bởi thế, cân bằng một chế độ dinh dưỡng đủ chất (đặc biệt ưu tiên thực phẩm giàu canxi) mới giúp xương khớp khỏe mạnh để vận động và sinh hoạt tốt được.
Di truyền
Nếu cha mẹ chẩn đoán mắc bệnh loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ con cái bị loãng xương và gãy xương sẽ khó tránh khỏi và thậm chí có thể gia tăng. Vì thế, việc kiểm tra bệnh tình càng sớm càng tốt để có những biện pháp khắc phục và theo dõi được mật độ xương hiệu quả hơn.
Chu kỳ của phụ nữ
Khi đến chu kỳ hàng tháng của phụ nữ, sẽ làm giảm hàm lượng estrogen nên sẽ ảnh hưởng xấu đến xương. Bên cạnh đó, thời gian mãn kinh cũng là thời kỳ hàm lượng estrogen giảm nhanh nhất, nó sẽ làm mật độ của xương giảm nhanh bắt đầu từ độ tuổi này. Vì thế, phụ nữ nên tăng cường bổ sung canxi và các vi khoáng chất khác từ tuổi 35 trở đi để có thể giảm nguy cơ bị loãng xương.
Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp
Ở độ tuổi 25-30, xương đạt đến tỷ trọng và khối lượng cao nhất. Thế nhưng, sau tuổi này nó không tăng nữa và sẽ giữ nguyên đến khi 40 tuổi và thậm chí còn giảm dần khoảng 1% với mỗi năm tiếp theo.
Nếu khi ở độ tuổi còn trẻ, tỷ trọng và khối lượng xương quá thấp thì nguy cơ bạn bước sang thời kỳ mãn kinh sẽ phát triển chứng loãng xương càng trầm trọng hơn.
Để phòng bệnh hiệu quả chứng loãng xương, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
Nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để chạy hoặc đi bộ vào sáng sớm rất tốt cho xương khớp, vận động thể dục sẽ giúp cơ xương khớp luôn được dẻo dai hơn và cơ thể có thể tổng hợp tốt Vitamin D từ ánh nắng mặt trời để chuyển hóa tốt canxi vào trong xương.
Chế độ ăn uống giàu canxi
Các loại rau xanh (Súp lơ xanh, cải chíp, rau chân vịt…), các loại trái cây (kiwi, cam, quýt, dâu, me, mít…), ngũ cốc (yến mạch, đậu nành,…) hay các loại hải sản (tôm, cua, cá…), sữa và các chế phẩm từ sữa… đều là những thực phẩm vô cùng tốt để bổ sung một chế độ giàu canxi và khoáng chất rất tốt cho xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương hiệu quả.
Bổ sung sản phẩm ngăn ngừa tình trạng loãng xương
Nên bổ sung viên uống chứa nhiều canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác từ Calci K2 để tăng cường chức năng xương khớp hiệu quả, từ đó có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng loãng xương gây lo lắng cho người bệnh.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, việc phòng ngừa loãng xương cần thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và lâu dài. Có như vậy, bạn không phải lo lắng vì bệnh loãng xương khiến việc vận động của bản thân hạn chế và khó khăn nữa.
Thoan Phạm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.