Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ chậm biết đi đang là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh. Vậy, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu dấu hiệu của việc trẻ chậm biết đi nhé.
Có thể nói, bước chập chững đầu đời của đứa trẻ được xem như cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi bậc cha mẹ. Tuy nhiên, điều đó lại không mấy suôn sẻ và không phải đứa trẻ nào cũng phát triển như nhau. Thậm chí nhiều anh chị chúng ta còn nơm nớp lo sợ khi trẻ đã mười tháng tuổi vẫn chưa nhấc được cự ly nào. Vậy vấn đề trẻ chậm biết đi có đáng lo ngại không, bây giờ hãy cùng nhà thuốc Long Châu chúng tôi giải đáp nhé.
Theo lẽ thường , em bé của bạn đã có thể chập chững bước đi khi tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn mốc thời gian nêu trên. Vì vậy, nếu trẻ 13 tháng tuổi vẫn chưa biết đi, bé 14 tháng chưa biết đi thì có phải là một vấn đề đáng lo ngại không? Đối với trẻ chậm biết đi, chắc hẳn cha mẹ sẽ có đôi chút lo lắng về khả năng phát triển của con em mình. Sau đây là nguyên nhân lý giải cho tình trạng trẻ chậm biết đi mà bạn cần lưu ý:
Nếu cha, mẹ có tiền sử chậm biết đi trong thời thơ ấu thì khả năng cao là con cũng sẽ di truyền đặc điểm này. Nếu trẻ chậm biết đi nhưng vẫn phát triển về kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức,... thì bạn không cần quá lo lắng nhé. Bởi vì trường hợp này không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào cả. Thay vào đó, bậc phụ huynh cần kiên nhẫn và khuyến khích con tự tin tập đi nhiều hơn bằng các bài tập đơn giản.
Ai cũng biết rằng trẻ sinh non thường có tốc độ phát triển chậm hơn so với các đứa bé khác. Trong tình huống này,trẻ chậm biết đi sẽ phụ thuộc vào số tháng sinh non, về vấn đề này chúng ta không cần quá lo lắng miễn là bé cưng của bạn sinh hoạt và phát triển thể chất, tinh thần bình thường như bao bạn bè khác. Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số hướng dẫn nhận biết biểu hiện trẻ tự kỷ từ khi mới sinh nhé.
Một số em bé không vội vã tập đi vì không muốn nhưng ba mẹ lại hiểu lầm là con có bệnh lý và dẫn đến tình trạng chậm biết đi. Có những đứa trẻ chỉ thích nằm và ngồi hoặc sợ vấp ngã nên chưa muốn tập đi. Điều này như một phản xạ bình thường và ba mẹ chúng ta cũng đừng quá lo lắng nhé.
Các bậc cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi và vitamin D. Khi trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối.
Để kích thích bàn chân của trẻ được vận động đều đặn, cha mẹ nên thực hiện động tác. Đó là co duỗi liên tục, từ 3 đến 5 lần/ngày thao tác từ đùi xuống bàn chân và từ nách xuống tay, sau đó bạn có thể để trẻ tự vươn vai. Khi thực hiện các thao tác vận động chân tay sẽ giúp tăng cường lượng máu đến cơ, đồng thời tăng khả năng phản xạ của gân cốt, tăng khối lượng cơ chân và tăng sức co bóp cơ chân, từ đó sẽ hạn chế tình trạng trẻ chậm biết đi.
Để tạo hiệu quả cho phương pháp này, cha mẹ có thể sử dụng những món đồ chơi mà trẻ yêu thích hoặc khơi gợi sự tò mò trong trẻ. Chúng cũng có thể là những đồ vật đơn giản, chẳng hạn như cốc, thìa,những vật phát ra âm thanh khoáy tai. Để bắt đầu, cha mẹ hãy đưa trẻ ra xa một khoảng cách gần đó, sau đó để đồ chơi xa tầm tay của trẻ. Bởi vì, để có được một món đồ chơi mà trẻ thích, trẻ phải dùng tay, trườn, bò. Tuy nhiên, để dạy trẻ tập đi thành công và hạn chế tình trạng trẻ chậm biết đi, tốt nhất cha mẹ không nên để đồ chơi quá xa tầm với của trẻ như thế sẽ khiến trẻ chán nản. Mỗi lần cho trẻ chạm vào đồ chơi, bố mẹ có thể di chuyển đồ chơi ra xa hơn một chút, lặp lại khoảng 2 đến 3 lần, sau đó cho trẻ chạm vào một lần để trẻ thích thú, tránh trẻ sờ nhiều lần sẽ nản và nhàm chán.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng hợp về tình trạng trẻ chậm biết đi mà nhà thuốc Long Châu chúng tôi chia sẻ. Hy vọng thông qua nguồn dữ liệu cung cấp, các bậc phụ huynh sẽ phần nào giảm được nỗi lo, nỗi băn khoăn hằng ngày trong quá trình phát triển của con em mình. Chúc mọi người có được phương pháp chăm con khoa học và một sức khỏe lành mạnh cho bé.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.