Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị chì xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nằm trong đó một thời gian dài. Ngay cả khi phơi nhiễm với một lượng nhỏ, nó cũng có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. Mọi người cần hiểu rõ về nhiễm độc chì nghề nghiệp và cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm độc chì để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có thể hít bụi chì hoặc khói chì vào phổi mà không biết. Mặt khác, bạn có thể nuốt phải bụi chì nếu nó lẫn vào thức ăn hay đồ uống của bạn. Thậm chí, bạn có thể nuốt bụi chì nếu không rửa tay trước khi ăn.
Như một quy luật chung, chì trong cơ thể càng nhiều, khả năng gặp rắc rối về sức khỏe càng cao. Hiện vẫn chưa rõ lượng chì tích tụ bao nhiêu thì đủ gây hại cho sức khỏe, vì ảnh hưởng của chì là khác nhau tùy theo đối tượng.
Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị, đau bụng, nôn mửa.
Tổn thương thận: Đi ngoài ra albumin, trụ niệu, tiểu ít và đôi khi có tổn thương gan, co giật và hôn mê dẫn đến chết sau 2-3 ngày.
Giai đoạn tiền nhiễm độc hay thấm nhiễm chì: Ở giai đoạn này (chì huyết dưới 70µ/10mL) có những dấu hiệu chủ quan mơ hồ như đau dạ dày - ruột, mệt mỏi, thay đổi tính tình, đau cơ, khớp, vận động giảm…
Giai đoạn nhiễm độc chì rõ: giai đoạn này có rất nhiều dấu hiệu bệnh lý ở nhiều cơ quan của cơ thể, tuy nhiên tùy thuộc từng cá thể mà mức độ thể hiện khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý như: rối loạn toàn thân; thiếu máu; cơn đau bụng chì; viêm đa dây thần kinh vận động; cơn cao huyết áp; bệnh não do nhiễm độc chì; tổn thương tuyến giáp, tinh hoàn..
Những người trực tiếp làm việc trong các khu sản xuất, tái chế chì là những người dễ bị nhiễm độc chì nghề nghiệp, và nhiễm độc chì nghề nghiệp cũng nặng nhất so với các khu dân cư xung quanh.
“Tiêu chuẩn chì” là quy định của Nhà nước yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện theo hướng dẫn để bảo vệ công nhân khỏi bị phơi nhiễm chì độc hại. Một phần quan trọng của tiêu chuẩn này nói rằng chì trong không khí tại nơi làm việc không nên vượt mức 50 ug/m, tính trung bình trong 8 giờ. Theo tiêu chuẩn chì, công nhân có các quyền sau đây:
Nhân viên phụ trách an toàn của công ty có thể giúp tìm hiểu xem khu vực làm việc của bạn đã được kiểm tra hàm lượng chì trong không khí hay chưa. Họ cũng có thể giúp bạn tránh phơi nhiễm bằng các thiết bị bảo vệ nhiễm độc chì nghề nghiệp.
Bảo vệ bản thân và gia đình bằng các phương pháp làm việc an toàn cơ bản như sau:
Để phòng bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp tại các khu sản xuất, tái chế chì cần có sự kết hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, các nhà sản xuất cũng như chính những người lao động.
Nhìn chung, để bảo vệ chính bản thân mình khỏi nhiễm độc chì nghề nghiệp thì công nhân tiếp xúc với chì cần được trang bị và sử dụng đồ bảo hộ lao động, không ăn uống tại nơi làm việc, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, khi thấy dấu hiệu nhiễm chì cần ngừng tiếp xúc và đi điều trị, nếu cần thiết thì chuyển công tác. Môi trường lao động có nguy cơ ô nhiễm chì cần thường xuyên kiểm tra, giám sát.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.