Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Glocom nguyên phát có tần suất xuất hiện khoảng 1/10.000 – 20.000 ở những trẻ sơ sinh. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa những biến chứng dẫn đến mù lòa.
Glocom bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm ở trẻ, việc phát hiện và điều trị muộn chính là nguyên nhân dẫn tới mù lòa và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mắt. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu những phương pháp chữa trị cho trẻ bị glocom bẩm sinh an toàn và cách chăm sóc trẻ tại nhà.
Glocom bẩm sinh là bệnh thần kinh thị giác làm chết các tế bào hạch võng mạc làm tổn hại các dây thần kinh thị giác. Trẻ em mắc bệnh glocom bẩm sinh có thể gây mù lòa vĩnh viễn không có khả năng hồi phục. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự tính năm 2020 sẽ có 80 triệu người mắc bệnh Glocom, trong đó ở trẻ em chiếm khoảng 20% với bệnh tình có thể phát hiện từ khi trẻ mới vài tháng tuổi. Bệnh glocom bẩm sinh thường có tỷ lệ mắc cao hơn những em bé trai 65%, trong khi những em bé gái là 35%, xuất hiện hai mắt với mức độ khác nhau.
Trẻ em sinh ra có tiền sử gia đình có người mắc bệnh glocom có thể gây di truyền cho trẻ. Bệnh glocom có thể được phát hiện từ khi còn rất nhỏ, tuy nhiên nếu mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tổn hại cho mắt, gây ảnh hưởng thần kinh thị giác dẫn đến mù. Những biểu hiện của bệnh glocom bẩm sinh:
Giác mạc to hơn bình thường: Với đường kính giác mạc lớn hơn 12 mm. Thông thường đường kính ngang của giác mạc bình thường ở trẻ mới sinh là khoảng 9,5 đến 10,5 mm.
Trẻ có biểu hiện sợ ánh sáng: Hay chảy nước mắt do tắc lệ đạo bẩm sinh, tổn hại biểu mô giác mạc bẩm sinh.
Đôi mắt đục: Giác mạc có một tấm tế bào nhỏ ở bên trong, làm nhiệm vụ bơm chất lỏng ra khỏi giác mạc. Tuy nhiên nếu trẻ bị glocom bẩm sinh sẽ khiến áp lực nội nhãn tăng cao sẽ làm những chất dịch này bị đẩy ngược vào giác mạc, khiến mắt trẻ trở nên đục hơn.
Thị lực của trẻ cũng dần yếu đi: Nhìn mờ, mẹ thường thấy trẻ nheo mắt khi nhìn những vật thể khác. Nguyên nhân là do nhãn áp tăng gây áp lực lên đầu dây thần kinh thị giác, khiến thị lực giảm sút và giật mắt cũng thường hay xảy ra.
Nhận biết những dấu hiệu và phát hiện sớm bệnh sẽ giúp giảm tỷ lệ mù lòa, bảo vệ được chức năng thị giác của trẻ.
Cho trẻ nhìn vào một đối tượng và dõi mắt theo đối tượng đó. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành đo khúc xạ ở trẻ, vì glocon làm tăng áp lực nhãn áp có thể làm trẻ bị cận thị hoặc bị loạn thị do sẹo hoặc sưng giác mạc. Tùy thuộc vào tình trạng của mắt mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp điều trị nào. Hiện nay có hai phương pháp điều trị cho trẻ bị glocom bẩm sinh là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng nghẽn đồng tử cần laser mở mống mắt, nếu trẻ chỉ bị tăng nhãn áp thì có thể dùng các thuốc hạ nhãn áp ít nhiều đều có tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân.
Muốn xác định đúng nguyên nhân thì bác sĩ phải xem trực tiếp màng lọc thủy dịch bằng kính áp tròng và gương đặc biệt để phát hiện xem các góc. Trong những biện pháp điều trị glocom bẩm sinh thì phẫu thuật luôn được coi là sự lựa chọn đầu tiên, đặc biệt với những trẻ bị tăng nhãn áp ở cả hai mắt. Nếu phẫu thuật không thể diễn ra ngay lập tức, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mắt, thuốc dùng bằng đường uống hoặc kết hợp cả hai để giúp kiểm soát nhãn áp.
Trong quá trình phẫu thuật cho trẻ bị glocom bẩm sinh, bác sĩ sẽ tiến hành vi phẫu để đưa các dụng cụ nhỏ hoặc cấy van vào trong giác mạc để tạo một đường thoát dịch cho các chất dịch dư thừa. Nếu phương pháp này không đạt hiệu quả cao thì bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bằng laser để tiêu hủy các khu vực sản xuất chất dịch.
Sau khi phẫu thuật phục hồi nhãn áp thì trẻ có thể hình thành sẹo trong võng mạc. Vết sẹo này có thể ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng ra khỏi mắt làm gia tăng hơn nữa của áp lực mắt, khiến nguy cơ tái phát bệnh cao hơn. Một số phương pháp trị sẹo sau phẫu thuật cho trẻ bao gồm sử dụng thuốc 5-fluorouracil, mitomycin-c hoặc phóng xạ beta.
Sau khi phẫu thuật xong thì trẻ cần sử dụng kính và miếng dán để đảm bảo thị lực của trẻ phát triển bình thường và kiểm soát áp lực nội nhãn. Vài giờ đầu sau phẫu thuật mắt có thể bị cộm khó chịu, nhạy cảm với ánh sáng, nên bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi và không chạm tay vào mắt. Mẹ cũng nên sử dụng đồ bảo vệ mắt khi đi ngủ để tránh những tổn thương không đáng có. Việc hồi phục mắt có thể kéo dài vài tháng, vì thế mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa định kỳ để kiểm tra và theo dõi tình trạng suốt đời.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.