Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sự khác nhau giữa tiểu đường type 1 và type 2

Ngày 29/05/2017
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường có ba loại chính là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung tìm hiểu sự khác

Bệnh tiểu đường có ba loại chính là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại tiểu đường với tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn cả là tiểu đường type 1, type 2 và đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng.

1. Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Tiểu đường type 1

Là tiểu đường phụ thuộc insulin thường gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi. Nguyên nhân của tiểu đường type 1 hiện nay chưa được làm rõ. Có nhiều giả thuyết cho rằng các cơ chế tự miễn tấn công trực tiếp vào các tế bào tụy nội tiết và làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa, khi đó cơ thể bị thiếu insulin tuyệt đối. Số người bị tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10% trong số tất cả bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường.

Khi bị tiểu đường type 1, các tế bnh dưỡng lành mạnh, rèn luyện cơ thể, và về các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường như: cholesterol cao, cao huyết áp và những thói quen sào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy khiến người bệnh phải tiêm insulin suốt đời (nên còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin). Đặc biệt, bệnh tiểu đường type 1 không thể điều trị được nhưng có thể kiểm soát nó bằng trị liệu kéo dài suốt đời với insulin bằng biện pháp tiêm hoặc qua một ống bơm để điều hòa và kiểm soát nồng độ đường trong máu. Thêm vào đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, rèn luyện cơ thể, và về các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường. Thầy thuốc sẽ khuyên bệnh nhân cách giới hạn các yếu tố gây tăng nguy cơ tim mạch (là một nguy cơ chủ yếu đi kèm với bệnh tiểu đường), chẳng hạn như là cholesterol cao, cao huyết áp và những thói quen sống không lành mạnh gồm có ăn quá nhiều, hút thuốc lá và uống rượu.

Tiểu đường type 2

Trái ngược với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 thường hay gặp ở những người thừa cân. Loại này chiếm khoảng 90% các trường hợp của bệnh tiểu đường. Khi bị loại tiểu đường này, tuyến tụy vẫn tiết ra insulin nhưng các tế bào của cơ thể không đáp ứng được với nó như một chất kích hoạt để bắt giữ glucose, vì vậy mà đường huyết vẫn ở mức rất cao. Sự rối loạn này xảy ra là do sự kết hợp của việc giảm tiết insulin, giảm số lượng tế bào beta trong tụy và tăng sự đề kháng của các tế bào với tác động của insulin.

Bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện lượng đường dư thừa quá mức. Điều trị bao gồm việc điều hòa nồng độ đường huyết. Đầu tiên có thể chỉ là thực hiện những thay đổi trong cách sống như tập quen với một chế độ ăn uống khỏe mạnh, rèn luyện cơ thể thường xuyên và giảm cân. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn cách theo dõi nồng độ đường huyết của họ. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thì có thể phải cần đến thuốc để điều hòa nồng độ đường huyết. Các thuốc có thể giúp tụy sản xuất nhiều insulin hơn hoặc làm insulin có sẵn được sử dụng tốt hơn, hoặc là làm cho các tế bào của cơ thể nhạy hơn với insulin. Một số bệnh nhân cuối cùng cần phải được điều trị với insulin (tiêm insulin thường xuyên). Thêm vào đó, cũng cần kiểm soát các yếu tố như huyết áp cao và cholesterol cao để ngăn ngừa những tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra đối với thận, mắt, dây thần kinh và các mạch máu.

2. Loại type tiểu đường nào nguy hiểm hơn?

Với bệnh nhân bị tiểu đường type 1 do tuyến tụy đã giảm hoặc mất khả năng sản xuất insulin, do đó việc sử dụng thêm insulin là bắt buộc, còn với người bệnh tiểu đường type 2 insulin chỉ sử dụng ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, với đái tháo đường type 1 thì việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn, so với đái tháo đường type 2, bởi khi phát hiện thường đã có biến chứng do tiến triển của bệnh thường âm thầm.

Mỗi loại đều có biểu hiện và đặc trưng khác nhau, nhưng đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi đã bị đái tháo đường thì dù type nào, người bệnh cũng cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ biến chứng và có thể kéo dài tuổi thọ, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên. Bên cạnh đó, dùng thuốc theo hướng dẫn để đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định. Viên uống Chromium GTF chứa thành phần Chromium – một là một khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, không có nó thì insulin sẽ không hoạt động. Do đó Chromium GTF đã được kiểm chứng là có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát và ổn định đường huyết cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là type 2. Đồng thời, giảm mỡ máu hiệu quả. Với mỗi ngày 2 viên uống mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Thanh Hoa

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin