Trên cơ thể của con người thì cột sống được xem là phần trụ cột, khung xương nâng đỡ toàn bộ cơ thể chúng ta. Các xương, đốt xương trên cột sống phối hợp cùng với dây chằng và đĩa đệm tạo thành khoang để bảo vệ tủy sống.
1. Cấu tạo cột sống ở cơ thể người
* Cột sống:
Cột sống được xem là phần trụ cột, khung xương nâng đỡ toàn bộ cơ thể chúng ta.
– Thông thường được cấu tạo bởi 33 đốt sống. Cột sống hợp thành chia ra:
+ 7 đốt sống cổ ( từ cổ nối với hộp sọ)
+ 12 đốt sống ngực (từ đốt thứ 8 đến 19). Các đốt sống lưng và đốt sống cổ thường là các đốt sống tự do.
+ 5 đốt sống thắt lưng từ đốt 20 đến 24 và 5 đốt sống hông từ đốt 25 đến đốt thứ 30
+ Cuối cùng là 4 đốt sống cụt: còn gọi là cụt đuôi Coccyx (từ đốt thứ 30 đến 33)
– Các đốt sống cách nhau bằng đĩa đệm. Các đĩa đệm này có khả năng đàn hồi và biến dạng mỗi khi chúng ta vận động xương cột sống.
– Bên trong đĩa đệm của chúng ta là tổ hợp các dây chằng và tủy sống, bao gồm một vòng xơ và nhân dày.
– Hệ thống dây chằng bào gồm các bản sợi dẹt có chức năng nối liền các đốt sống: cụ thể các dây chằng dọc trước và dọc sau, dây chằng bên và dây chằng liên gai, dây chằng vàng.
– Tủy sống chạy xuyên suốt từ bộ phận não bộ xuống đốt sống cuối cùng của cột sống. Tủy sống kết hợp với hệ thần kinh để điều khiển mọi sự hoạt động, vận động của con người. Mỗi một tiết đoạn thần kinh tủy sống thì co 2 dây thần kinh tủy sống.
– Ngoài ra khi nhìn nghiêng cấu tạo bộ khung đốt sống chúng ta có thể thấy được cột sống có một đặc trưng là có 4 đoạn cong lồi lõm:
- đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra phía trước
- đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lại lồi ra phía sau.
Như thế cột sống trên cơ thể người (bao gồm cả hệ gân, cơ và dây chằng) thì có sự uốn cong mềm mại liên tiếp (còn gọi là đường cong sinh lí) từ Cổ – Lưng – Hông – Mông tạo nên dáng đẹp của cơ thể người.
* Cấu tạo 1 đốt sống:
– Thân đốt sống: có hình trụ và có mặt trên, mặt dưới rõ ràng. Hơi lõm ở giữa, có vành xương đặc ở xung quanh. Mỗi đốt sống lại có hai mảnh cung: phía trước và phía sau.
– Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống đốt có khuyết sống trên và khuyết sống dưới.Ta thấy khi hai đốt sống khớp nhau thì các khuyết sống đó tạo thành lỗ gian để các dây thần kinh gai sống chui ra
– Các mõm đốt sống :
- Mõm gai từ giữa mặt sau của phần cột sống chạy ra phía sau và xuống dưới .
- Mõm ngang thì nối giữa cuống và nhánh đi để ngang qua phía ngoài .
- Mõm khớp : gồm hai mõm khớp trên và hai mõm khớp dưới. Mỗi mõm có 1 diện khớp để nối đốt sống liền nhau.
– Lỗ đốt sống: được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống cùng ở hai bên và phía sau bởi các cung đốt sống. Khi các đốt khép lại thành cột sống thì các lỗ sống sẽ tạo thành ống sống (nơi các dây thần kinh sống đi ra ngoài).
Ta có thể thấy được cấu tạo cột sống rất phức tạp và các khớp chi tiết liên kết với nhau chặt chẽ, linh hoạt giúp cơ thể con người và các chi vận động thoải mái và đa dạng tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt,vui chơi, giải trí và làm việc dễ dàng.
2. Các bệnh lý thường gặp của cột sống
Từ những tìm hiểu trên, ta thấy cột sống là cơ quan rất năng động, đáp ứng mọi nhu cầu của con người trong sinh hoạt, làm việc và vui chơi giải trí. Đồng nghĩa với bất cứ một thay đổi nào từ nhỏ đến lớn của mỗi bộ phận của cột sống hay bất cứ một sự bất thường hoặc bất đồng bộ các tư thế, động tác trong lao động hay vui chơi giải trí của con người cũng ảnh hưởng lên cột sống cũng có thể gây nên bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp tại cột sống cơ thể chúng ta như:
– Đau lưng, đau thắt lưng…
Đau lưng là biểu hiện rõ rệt nhất của các bệnh lý liên quan đến xương khớp
– Các bệnh lý của khối cơ lưng và thắt lưng…
– Bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…
– Thoái hóa hoặc dày dây chằng vàng…
– Viêm thân sống, đĩa đệm do lao, do vi trùng.
– Loãng xương, hoặc bị gãy hay lún đốt sống do loãng xương.
– Viêm cốt sống dính khớp.
– U tủy sống và u màng tủy.
– Thậm chí ung thư di căn vùng cột sống…
Và biểu hiện ban đầu của tất cả các bệnh lý này thường là triệu chứng đau tại cột sống. Đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng, (đây là vùng hoạt động nhiều nhất của cột sống cơ thể hay còn có tên gọi là bản lề của cột sống)
Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt như thế nào của cột sống để từ đó luôn xây dựng và duy trì một lối sống an toàn, tích cực và bảo vệ cho hệ thống xương khớp đặc biệt là cột sống.
Thanh Hoa