Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mắc viêm da dị ứng, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị để cải thiện triệu chứng và nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh. Vậy viêm da dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.
Cách tốt nhất là bạn hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng da (như vật nuôi trong nhà, khói bụi, thức ăn gây dị ứng…). Trường hợp đã áp dụng những biện pháp dự phòng mà bệnh vẫn xuất hiện và phát triển thì lúc này bạn có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, dùng thuốc nào, liều lượng ra sao cho phù hợp và hiệu quả thì cần có chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Khi bị viêm da dị ứng, đa số bệnh nhân đều thực hiện liệu pháp đầu tiên là điều trị tại chỗ bằng kem dưỡng da, kem giữ ẩm và thuốc mỡ...
Các loại kem làm mềm thông dụng sử dụng rất tiện lợi, thẩm thấu nhanh và có thể sử dụng bất kỳ lúc nào trong ngày. Tác dụng của việc dùng kem làm mềm da là cung cấp độ ẩm cho da cũng như giúp hạn chế da bị mất nhiều nước. Kem làm mềm da cũng góp phần khôi phục chức năng hàng rào bảo vệ cho da.
Bên cạnh đó, thuốc mỡ sẽ có hiệu quả hơn nếu da khô nhưng đôi khi gây khó chịu do để lại bề mặt nhờn. Các loại kem làm mềm phối hợp mỹ phẩm sẽ được ưa chuộng trong một số trường hợp nhất định (hạn chế là giá thành cao).
Tuy nhiên, những sản phẩm này thường chứa nước hoa/chất phụ gia khác nên có nguy cơ cao gây kích ứng da. Bạn cần lưu ý vấn đề này. Việc dùng kem làm mềm nên dùng ít nhất hai lần/ngày trên khắp bề mặt da, tốt nhất là sau khi tắm xong để phát huy tối đa hóa hiệu quả giữ ẩm của sản phẩm. Chỉ nên dùng muỗng sạch lấy ra lượng vừa đủ xài và cũng giúp hạn chế nhiễm bẩn do dùng tay lấy.
Nếu viêm da dị ứng dạng nhẹ đến trung bình thì phương pháp dùng steroid tại chỗ là phù hợp, thậm chí nếu viêm da dị ứng mức độ nghiêm trọng vẫn có thể áp dụng và sau đó giảm liều (bên cạnh liệu pháp điều trị khác).
Việc dùng steroid bôi da sẽ rất hiệu quả và an toàn nếu bệnh nhân thực hiện đúng liều lượng và đúng cách cho từng vùng da khác nhau để đạt độ đáp ứng tốt nhất cũng như hạn chế thấp nhất xảy ra các tác dụng phụ.
Nếu áp dụng bôi steroid tại chỗ thì chỉ nên thực hiện một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn ưu tiên dùng chất làm mềm nếu da khô hoặc làn da nhạy cảm. Đặc biệt, kem bôi có chứa kháng sinh và thuốc mỡ không được khuyến cáo sử dụng trong viêm da dị ứng bội nhiễm (kháng sinh đường uống sẽ đạt hiệu quả hơn) để tránh nguy cơ gây ra viêm da do tiếp xúc hoặc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Các chất ức chế calcineurin tại chỗ (kem pimecrolimus (Elidel TM), thuốc mỡ tacrolimus (Protopic TM)) rất hiệu quả trong điều trị mức độ viêm da dị ứng từ nhẹ đến trung bình. Công dụng của chúng là vừa điều hòa miễn dịch, vừa chống viêm. So với steroid tại chỗ, nhóm chất bôi da ức chế calcineurin tại chỗ không làm mỏng da hay nguy cơ gây ra các tổn thương trên da.
Do đó, bạn có thể dùng nhóm thuốc này cho viêm da dị ứng ở những vùng da mỏng, chẳng hạn như mặt, bộ phận sinh dục hay những vùng nếp gấp của cơ thể. Lưu ý có thể xảy ra các tác dụng phụ ban đầu khá phổ biến là nóng rát, cảm giác ấm nóng/ngứa châm chích.
Trường hợp viêm da dị ứng nhiễm trùng thì bạn có thể dùng các dung dịch sát trùng với nồng độ không quá cao hoặc không gây kích ứng thêm trên da. Các dung dịch sát trùng bạn có thể tham khảo: Kali pemanganat, natri hypoclorit 6% pha vào bồn tắm và ngâm mình trong 10 phút.
Ngoài ra, các thuốc sát trùng khác có thể sử dụng như cetrimide, chlorhexidine, chloroxylenol, dibromopropamidine, polynoxylin, povidone iodine và triclosan. Lưu ý, bệnh nhân khi dùng dung dịch sát trùng cần phối hợp cùng chất làm mềm da để mang lại hiệu quả cao.
Điều trị viêm da dị ứng có nhiều cách, một trong những cách đó là dùng băng quấn ẩm ướt cùng các chất làm mềm da. Phương pháp này khá hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng khó chịu khi bị viêm da dị ứng.
Không chỉ làm mát và giữ ẩm cho da, liệu pháp băng thun ẩm này còn giúp bảo vệ da khỏi bị tổn thương do trầy xước. Bệnh nhân lưu ý thay băng ẩm ướt khác khi băng cũ đã khô.
Trường hợp bệnh nhân viêm da dị ứng có các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn như xuất hiện bọng nước, mụn mủ hoặc sưng đau thì cần dùng kháng sinh để kiểm soát triệu chứng bệnh, tránh nguy cơ dẫn tới viêm mô tế bào nếu không điều trị kịp thời.
Kháng sinh chủ yếu dùng đường uống, nếu mức độ viêm da nhiễm trùng nặng thì cần nhập viện để điều trị kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch.
Thuốc kháng histamin có tác dụng kiểm soát triệu chứng viêm da dị ứng, đặc biệt trong trường hợp đồng thời có nổi mề đay.
Cetirizine là loại thuốc kháng histamin không có tính an thần nên thường được chọn, tuy nhiên lưu ý là không nên dùng thuốc này kéo dài quá lâu.
Ở những bệnh nhân viêm da dị ứng mức độ nặng, bác sĩ sẽ chẩn đoán và có thể chỉ định uống thuốc có tác dụng toàn thân, bao gồm:
Viêm da dị ứng thường kéo theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, các thuốc kháng histamin sẽ giúp bệnh nhân giảm gãi do ngứa. Lưu ý, nếu bạn đang trong thời kỳ ra nắng nhiều thì không nên dùng các kháng histamin nhóm phenothiazin để hạn chế nguy cơ nhạy cảm ánh sáng.
Khi bị bội nhiễm, chốc, lở hoặc viêm nang do tụ cầu vàng, bệnh nhân cần dùng thuốc chống nhiễm khuẩn (nhất là bội nhiễm tụ cầu vàng) thông qua cách tắm rửa (lưu ý sau đó phải tráng kỹ bằng nước sạch). Kháng sinh liệu pháp tại chỗ cũng có ích trong trường hợp nhiễm khuẩn khu trú nông. Trường hợp bội nhiễm nặng thì phải dùng thuốc kháng sinh đường uống.
Như chúng ta đều biết, tuy không phải là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng viêm da dị ứng lại ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Chưa kể bệnh không thể điều trị triệt để mà rất dễ tái phát. Do đó, bệnh nhân phải dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Đến đây hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: "Viêm da dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi?" rồi. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là tránh cho mình những nguy cơ gây ra viêm da dị ứng, vì dù ở mức độ nào thì bệnh cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da cũng như cuộc sống của người bệnh.
Hoàng Lam
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.