Bún mắm là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, với những chị em mới xăm môi, việc lựa chọn món ăn phải vô cùng cẩn trọng. Vì nếu ăn thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ sưng viêm, thâm xỉn màu môi sau xăm. Điều khiến nhiều chị em thắc mắc là xăm môi ăn bún mắm được không?
Bún mắm - Đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ
Bún mắm được cho là đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Món ăn này đã theo chân người dân bản địa đi đến khắp nơi, trong đó có mặt ở cả những thành phố lớn như Sài Gòn. Với hương vị đặc trưng của vùng sông nước, ngon theo kiểu ngon lạ miệng ít gặp, bún mắm đã trở thành món ăn “gây nghiện trên diện rộng”.
Nguyên liệu chính và làm nên nét đặc trưng của món bún này chính là mắm cá linh hay mắm cá sặc. Mắm cá được dùng để nấu nước lèo. Các nguyên liệu ăn kèm gồm có tôm, cá, mực, heo quay, chả cá và các gia vị gồm ớt, tiêu xay, hành, tỏi, sả, hẹ và các loại rau sống ăn kèm. Món bún này sử dụng nhiều ớt nên khá cay.
Vị cay của ớt, vị chua của chanh, mùi thơm nồng của sả, tỏi và vị thanh mát của những loại rau đặc trưng vùng sông nước kết hợp với hương bị nước lèo đậm đà tạo nên món ăn thơm ngon khó cưỡng.
Mắm cá là đặc sản của miền Tây sông nước
Xăm môi ăn bún mắm được không?
Với hương vị đặc biệt, bún mắm là món ăn yêu thích của nhiều người. Nhưng xăm môi ăn bún mắm được không? Đây vẫn là thắc mắc của nhiều chị em sau khi phun xăm môi để làm đẹp. Theo các bác sĩ, chị em không nên ăn bún mắm khi mới xăm môi. Ít nhất hãy kiêng 1 tuần hoặc kiêng đến khi môi bong vảy. Vậy tại sao không nên ăn bún mắm trong những ngày đầu sau xăm môi?
- Trong thành phần của một tô bún mắm đầy đủ có các loại hải sản. Mà hải sản lại nằm trong danh sách những thực phẩm nên kiêng sau khi xăm môi. Ăn hải sản có thể làm tăng kích ứng, sưng phù môi. Hải sản cũng có thể khiến môi chậm phục hồi và ảnh hưởng đến màu sắc.
- Trong 1 - 2 ngày đầu sau khi xăm môi, thuốc ủ tê hết tác dụng bạn bắt đầu có cảm giác đau đớn. Đôi môi dưới tác động của mũi kim lúc này sẽ trở nên sưng phù, cương cứng. Nước dùng bún mắm được nấu từ các loại mắm cá có vị khá đậm và mặn. Vì vậy ăn bún mắm có thể làm tăng cảm giác đau rát, khó vệ sinh và làm tăng nguy cơ sưng viêm.
- Nhiều người cơ địa bị dị ứng với các loại mắm nặng mùi cũng không nên ăn bún mắm khi mới xăm môi. Món ăn này dễ gây kích ứng, có thể ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của đôi bao gồm nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, sả. Đây là những gia vị có tính nóng, dễ gây sưng, mụn và làm chậm quá trình phục hồi môi.
- Trong bún mắm có chứa amin tyrosine, chúng làm tăng hắc sắc tố melanin khi môi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu ăn nhiều có thể khiến môi sau xăm gặp tình trạng thâm sạm, xỉn màu.
Ngoài bún mắm, chị em cũng nên kiêng các loại bún riêu cua, bún gà, bún hải sản, bún bò, bún cá biển trong ít nhất 1 tuần. Các loại bún có thể thưởng thức mà không ảnh hưởng đến môi xăm là bún sườn, bún mọc, bún chả.
Nhiều chị em thắc mắc xăm môi ăn bún mắm được không?
Ngoài bún mắm, xăm môi cần kiêng những gì?
Ngoài món bún mắm, còn nhiều món ăn các chị em nên kiêng sau khi xăm môi như:
- Món ăn chế biến từ thịt bò, thịt gà: Các loại thịt này sẽ khiến thời gian hồi phục của đôi môi chậm hơn, môi dễ bị mưng mủ và sưng phù hơn. Màu môi sau khi bong cũng thương có xu hướng thâm xỉn, kém tươi.
- Món ăn chế biến từ đồ tanh, thủy sản, hải sản: Những món ăn này làm tăng nguy cơ kích ứng, dễ gây ngứa và nổi mụn, ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
- Các món từ trứng có thể khiến môi sau khi bong loang lổ, không đều màu.
- Các món chế biến từ rau muống, rau lang làm tăng nguy cơ bị sẹo. Những ai cơ địa sẹo lồi khi xăm môi cần lưu ý kiêng 2 loại rau này.
- Các đồ ăn nếp như cháo, bánh, xôi nấu từ gạo nếp có tính nóng, dễ gây mụn xung quanh vùng môi mới xăm. Đồ nếp cũng làm tăng nguy cơ sưng viêm, mưng mủ ở những vết thương hở.
- Rượu, bia, thuốc lá, trà đặc đều là những sản phẩm làm chậm quá trình phục hồi của môi và có thể làm màu môi bị thâm sau khi bong.
- Đồ cay nóng làm tăng cảm giác đau rát trong những ngày đầu sau xăm môi. Chúng cũng khiến đôi môi chậm phục hồi hơn.
- Món ăn nhiều đường làm chậm quá trình lành thương, giảm tăng sinh collagen, làm chậm quá trình phục hồi môi.
Thực phẩm nên kiêng sau xăm môi
Mới xăm môi nên ăn gì?
Xăm môi ăn bún mắm được không bạn đã biết. Mới xăm môi nên kiêng gì bạn cũng đã biết. Nhưng chỉ dùng son dưỡng tốt cho môi xăm chưa đủ để có đôi môi hoàn hảo. Vậy sau xăm môi nên ăn gì để môi phục hồi nhanh, lên màu đẹp?
- Các thực phẩm giàu vitamin B như rau lá xanh đậm, sữa, các loại đậu, gan động vật, các loại hạt dinh dưỡng... rất tốt cho người mới xăm môi. Nếu thiếu vitamin B có thể khiến đôi môi thâm sạm, xỉn màu.
- Sữa cung cấp dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng miễn dịch, phòng ngừa biến chứng sau xăm. Sữa cũng giúp đôi môi nhanh phục hồi và lên màu đẹp hơn.
- Sữa chua giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. Thực phẩm này cũng giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ hình thành sẹo, giảm nguy cơ sưng viêm do vi khuẩn, giúp màu môi đều và đẹp.
- Cà chua giàu vitamin C giúp bổ sung độ ẩm cho môi, ức chế hình thành hắc sắc tố làm thâm môi, giúp môi lên màu nhanh và đẹp hơn.
- Nước dừa bổ sung độ ẩm cho môi, đẩy nhanh quá trình lành thương, giảm đau rát trong những ngày đầu sau khi xăm môi.
- Các loại quả mọng như mận, mâm xôi, nho... đều rất tốt cho quá trình tái tạo những tế bào da mới. Những chất chống oxy hóa trong quả mọng cũng góp phần làm giảm sưng, chống viêm, giúp môi nhanh phục hồi.
- Cà rốt giúp nâng cao miễn dịch, phòng ngừa sưng viêm và giúp môi nhanh phục hồi. Cà rốt cũng có tác dụng phòng ngừa sẹo sau xăm môi.
Các loại trái cây giúp môi lên màu đẹp
Kiêng khem hợp lý cũng là chăm sóc môi sau phun đúng cách phải không nào? Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xăm môi ăn bún mắm được không. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp để đôi môi nhanh phục hồi và lên màu đẹp bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp