Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau càng cua là loại rau mọc dại nhiều nơi, vòng đời khoảng một năm, phân bố ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Rau lúc ăn sống có vị chua giòn, có giá trị về mặt dinh dưỡng cao. Công dụng: Giúp trị đau bụng, gây hưng phấn, đau đầu, chữa bỏng.
Tên tiếng Việt: Càng cua
Tên khác: Rau càng cua; Rau tiêu; Đơn kim; Đơn buốt; Cúc áo; Quỷ châm thảo; Thích châm thảo; Tiểu quỷ châm; Cương hoa thảo…
Tên khoa học: Peperomia pellucida.
Rau càng cua thuộc loài cây thảo, cây cỏ sống hàng năm. Cây cao khoảng từ 20 đến 40cm, thân chứa nhiều nước, hơi nhớt, nhẵn, phân nhánh, trong suốt và có màu xanh lá cây nhạt. Thân có dạng tròn, màu sắc không màu, trong, có đường kính khoảng 5 - 7 mm, lúc đầu cây thẳng đứng, lúc sau cây rũ xuống bò sát mặt đất, bộ rễ mọc ra ở những nút đốt, các khoảng cách giữa những đốt thường dao động dài từ 3 đến 8 cm, mặt láng, những rễ không sâu nằm trên mặt đất, có xơ fibreuses.
Lá cây mọc so le, có cuống. Lá có phiến dạng màng, có màu xanh trong suốt, hình tam giác – trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài từ 15 đến 20 mm, rộng gần bằng đài.
Rau càng cua có hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2 đến 3 lần lá.
Quả rau càng cua mọng, có hình cầu, đường kính khoảng 0,5 mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
Rau càng cua mọc dại hoặc được trồng. Người ta thường gặp cây sống bám trên tường hoặc mái nhà cũ, hoặc ở các bãi hoang quanh làng bản, các chậu cây cảnh, nơi ẩm. Rau càng cua thuộc cây thân cỏ, sống phù hợp ở các nơi ẩm ướt, đất ẩm thấp, mọc bò vách tường, chân tường, ven kênh rạch hoặc trên đá, ra hoa vào tháng một hay tháng 8 âm lịch, cây có sức sống tốt. Hạt rau càng cua dễ phân tán đi các nơi ở xa do hạt khá nhỏ nên khi gặp điều kiện phù hợp sẽ dễ lên cây và lan rộng phát triển nhiều nơi. Cây mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu,… nơi có đất ẩm là rau càng cua mọc lên.
Rau càng cua phân bố khá phổ biến ở Việt Nam. Càng cua thường được trồng ở các tỉnh sau của nước ta, như Lào Cai, Hà Giang. Rau càng cua là một loài cây nhập trồng nay trở nên phổ biến mọc hoang hóa ở khắp Việt Nam. Càng cua còn phân bố ở Trung Quốc, các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Mùa hoa quả của rau càng cua thường từ tháng 1 đến tháng 5.
Bộ phận dùng của cây là toàn cây – Herba Peperomiae Pellucidae.
Rau càng cua Peperomia pellucida bao gồm nhiều thành phần hóa học khác nhau.
Truy tìm hóa chất thực vật phytochimique cho thấy sự hiện diện của những alcaloides, cardenolides, saponines và tanins, trong khi anthraquinones được quan sát là vắng mặt. Rau càng cua thành phần gồm nhiều nước và các khoáng chất vitamin như P, Ca, K, Mg, Fe, carotenoid, vitamin C.
Trong 100g rau càng cua chứa khoảng các giá trị dinh dưỡng như 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, 5,2mg vitamin C.
Theo đông y, rau càng cua có tác dụng tán ứ chỉ thống.
Rau càng cua có tính hàn vị chua cay giúp bổ âm, dưỡng huyết, tiêu độc thanh nhiệt, thông ứ, chỉ thống, lợi cả về đại lẫn tiểu tiện. Rau càng cua thường được dùng để trị phế nhiệt, miệng khát khô, chứng huyết nhiệt sinh ra lở ngứa mụn nhọt kèm cơ khớp đau mỏi do phong nhiệt.
Chế biến thành món ăn bổ dưỡng
Thành phần của rau càng cua gồm nhiều nước và các khoáng chất vitamin như P, Ca, K, Mg, Fe, carotenoid, vitamin C. Rau có đủ vị phong phú như mặn, ngọt, chua, xen lẫn vị giòn, dai. Đây là loại rau giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều beta-caroten (tiền vitamin A), rau chứa nhiều chất sắt, kali, magiê... còn chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid. Về thành phần dinh dưỡng, rau càng cua chủ yếu có 92% nước, do đó ăn loại rau này rất mát, có tác dụng thanh nhiệt. 8% thành phần còn lại là các vitamin và khoáng chất. Trong 100g rau càng cua chứa khoảng các giá trị dinh dưỡng như 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, 5,2mg vitamin C. Nếu ăn khoảng 100g rau càng cua tức là đã cung cấp cho cơ thể khoảng 24 calori.
Rau càng cua được dùng trộn chung với các loại rau khác để chấm với nước cá thịt kho. Rau càng cua trong thực phẩm người ta thường ăn sống trộn dầu dấm đường được coi là thơm ngon, bổ dưỡng nhất vì rau giòn, thơm, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hơn nữa, rau còn dùng để xào, nấu canh với tôm nõn, thịt băm hoặc cho vào cháo nóng, lẩu, hoặc có thể ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om rất ngon; hoặc làm dầu giấm với món chay đậu phụ thơm ngon. Ngoài ra, rau càng cua còn dùng để phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp qua ẩm thực.
Theo kinh nghiệm dân gian nhằm có tác dụng mạnh nên ăn cả hoa, quả. Nhưng lưu ý rằng rau càng cua không phù hợp dùng cho các đối tượng sỏi thận.
Tác dụng tốt cho tim mạch và huyết áp
Rau càng cua hỗ trợ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như giúp phòng xơ vữa động mạch, các bệnh về mắt, làm tăng cường săn chắc cơ bắp, giúp mau hồi phục vết thương, giải nhiệt độc trong cơ thể, dự phòng còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người cao tuổi, người thiếu máu thiếu sắc, và vì có nhiều kali, magie nên có thể phòng các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. Các chuyên gia khuyên nên ăn mỗi ngày 100g rau càng cua nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vitamin ở người lớn là 50mg.
Tác dụng trong điều trị loãng xương
Loãng xương là một bệnh có mối liên hệ với sự rối loạn chuyển hóa xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống hằng ngày. Tại Việt Nam, có tiến hành nghiên cứu khảo sát tác dụng của cao chiết cồn từ rau càng cua trên mô hình chuột nhắt trắng bị gây loãng xương thực nghiệm bằng prednison.
Nghiên cứu cho thấy việc điều trị bằng cao chiết cồn 96% từ rau càng cua ở liều 0,85 g/kg giúp phục hồi sự suy thoái gây ra bởi prednison về chất lượng xương biểu hiện thông qua sự tăng khối lượng xương, khoáng trong xương, làm tăng hàm lượng calci và phospho chứa trong xương. Ngoài ra, cao rau càng cua ở liều 0,85 g/kg cũng giúp tăng sự tạo xương có mối liên hệ đến sự tạo xương là osteocalcin thông qua việc làm tăng marker sinh hóa.
Tác dụng khác
Trong dân gian thường dùng toàn cây trừ rễ để làm rau ăn sống hoặc dùng nấu canh.
Ở Giava, thường nghiền lá ra dùng để đắp ngoài da trị sốt rét, đau đầu. Dịch lá thì dùng để uống chữa đau bụng.
Ở Trung Quốc, toàn cây càng cua giúp làm thuốc đòn ngã chữa bỏng do lửa, ung sang thũng độc.
Không có thông tin.
Chữa viêm họng, khô cổ khản tiếng: Dùng 50 – 100g rau càng cua rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước uống. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
Hỗ trợ chữa đái tháo đường có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: Rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
Chữa thiếu máu: Chuẩn bị 100g rửa thật sạch dùng để bóp giấm và xào với thịt bò vừa chín tới, trộn đều dùng khoảng vài lần.
Chữa tiểu gắt, tiểu khó: Dùng 150 - 200g rau càng cua ăn sống hoặc sắc nước uống khoảng 5 ngày.
Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Dùng 50 - 100g rau càng cua mỗi ngày sắc nước uống.
Chữa nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): Rau càng cua 100 - 150g sắc thuốc uống và dùng bã thuốc đắp bên ngoài.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: Rau càng cua ăn sống, có thể xay nước uống, hoặc giã đắp bên ngoài da.
Rau càng cua chứa chất tổng hợp prostaglandin, là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau nên có thể ảnh hưởng đến các tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt.
Trong một số trường hợp nhạy cảm với mùi vị thì rau càng cua khi ăn có mùi mù tạt và có thể gây ra các triệu chứng như hen suyễn.
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/cang-cua.html