Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Microcrystalline cellulose là gì? Tác dụng của Microcrystalline cellulose là gì?

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm Microcrystalline cellulose là một trong những chất phụ gia rất phổ biến. Microcrystalline cellulose là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật rất thân thiện với môi trường và nó an toàn đối với sức khỏe người dùng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Microcrystalline cellulose là gì?

Microcrystalline cellulose có nhiều tên gọi khác nhau như cellulose vi tinh thể hay MMC, nó có nguồn gốc từ gỗ hoặc các bộ phận thực vật cứng khác nhừ xử lý cẩn thận bằng axit vô cơ. Microcrystalline cellulose không phải được tạo ra tư các pallet công nghiệp tái chế nhé.

Microcrystalline cellulose có nguồn gốc từ thực vật nên rất thân thiện với môi trường. Tá dược này có đặc điểm không màu, không mùi, nó không thể hòa tan trong nước mà chảy tự do nên rất khó nhận ra nó.

Đối với các sản phẩm như dược phẩm, thực phẩm hay mỹ phẩm, hoạt chất microcrystalline cellulose là một trong những chất phụ gia rất có giá trị. Có nguồn gốc từ thực vật nên Microcrystalline cellulose an toàn đối với sức khỏe người dùng, Microcrystalline cellulose đã được đo lường, kết quả cho thấy định tính phù hợp với mục đích sử dụng.

Điều chế sản xuất Microcrystalline cellulose

Điều chế microcrystalline cellulose từ nguyên liệu bông: Điều chế MCC từ bông với lượng bông nguyên liệu có hàm lượng a-xenlulô = 94% là 250g; nồng độ axit HCl = 10%; nhiệt độ phản ứng 105oC; thời gian thủy phân bằng 30 phút. Hiệu suất đạt 89,36%, sản phẩm MCC có DP = 217; tỷ trọng khối 0,36 - 0,38g/ml. 

Điều chế MCC từ nguyên liệu bột giấy: Điều chế MCC từ bột giấy Indonesia, bột giấy Bãi Bằng sau khi đã tách-xenlulo và pentosan từ bột giấy thương phẩm trong dung dịch kiềm theo phương pháp của Hyatt với điều kiện thực nghiệm như sau: Giai đoạn xử lý kiềm, phân tán 500 gam bột giấy vào 4,5 lít nước cất bằng máy khuấy cơ học, trong bình phản ứng 3 cổ có lắp sinh hàn hồi lưu. Bổ sung 22,5gam NaOH vào hỗn hợp phản ứng, nâng nhiệt độ khối hỗn hợp phản ứng lên 60oC. Duy trì ở nhiệt độ này trong 2 giờ, lọc, rửa đến trung tính. Sấy khô ở 105 oC trong 10 giờ, thu được 375 gam xenlulo (75%). Phân tích hàm lượng a-xenlulo bằng phương pháp hòa tan xenlulo trong dung dịch KOH 17,5 %, hàm lượng a-xenlulo của mẫu thu được là 98%.

Giai đoạn thủy phân điều chế MCC: Bột giấy thu được ở giai đoạn xử lý kiềm: 250 gam; Các điều kiện phản ứng như đã nêu ở trên, thu được 202,5 gam (81% tính theo xenlulo đã xử lý kiềm). DP = 198. Hiệu suất MCC tính theo bột giấy thương phẩm là 60,75%. Quy trình thực nghiệm tương tự như trên, hiệu suất MCC thu được là 80,4%, 60,0% tính theo bột giấy thương phẩm. DP của sản phẩm là 202,. tỷ trọng khối là 0,34 - 0,36 g/ml.

Cơ chế hoạt động Microcrystalline cellulose

Microcrystalline cellulase "phá vỡ" phân tử cellulose thành các monosaccharide như beta-glucose hay thành các polysaccharide ngắn hơn và oligosaccharide. Sự phân hủy cellulose có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế. Từ thành phần chính của thực vật tạo ra sản phẩm để tiêu thụ và sử dụng trong các phản ứng hóa học. Phản ứng liên quan đến sự thủy phân của các liên kết 1,4-beta-D-glycosidic trong cellulose, hemicellulose, lichenin và beta-D-glucan trong ngũ cốc. Trong đó, các phân tử cellulose liên kết chặt chẽ với nhau. Sự phân giải cellulose là tương đối khó khăn so với sự phân hủy của các polysaccharide khác.

Động vật có vú hầu hết có khả năng hạn chế tiêu hóa các chất xơ như cellulose. Một số loài động vật như bò và cừu và động vật có dạ dày đơn như ngựa, cellulase có thể được tạo ra bởi vi khuẩn cộng sinh. 

Một số loại cellulase khác nhau có cấu trúc và cơ chế khác nhau. Từ đồng nghĩa, dẫn xuất và các enzym cụ thể liên quan đến tên "cellulase" bao gồm endo-1,4-beta-D-glucanase (beta-1,4-glucanase, beta-1,4-endoglucan hydrolase, endoglucanase D, 1,4 - (1,3,1,4) -eta-D-glucan 4-glucanohydrolase), carboxymethyl cellulase (CMCase), avicelase, celludextrinase, cellulase A, cellulosin AP, cellulase kiềm, cellulase A 3, 9.5 cellulase và pancellase SS. Enzym mà chia lignin làm đôi khi cũng được gọi là cellulase. Ngày nay không được chấp nhận vì cách sử dụng này đã lỗi thời; chúng là các enzyme biến đổi lignin, không phải cellulose.

Công dụng

Trong một số lĩnh vực như mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm, microcrystalline cellulose được sử dụng khá phổ biến.

Microcrystalline cellulose là chất bột tinh thể không mùi, không vị và sử dụng phổ biến trong dược phẩm, nó được xem là một tá dược quan trọng, ngoài khả năng bổ sung số lượng lớn các hoạt tính thì hoạt chất này còn có khả năng tiêu thụ ở dạng định lượng. Ngoài ra, chất độn trong thuốc bạn đang sử dụng hằng ngày cũng là Microcrystalline cellulose.

Microcrystalline cellulose là gì? Tác dụng của Microcrystalline cellulose là gì?2
Microcrystalline Cellulose được dùng trong việc điều trị trong viêm mũi dị ứng.

Microcrystalline cellulose có khả năng ổn định, điều chỉnh các kết cấu và nó còn giữ vai trò như vật liệu cơ bản của thực phẩm chức năng. Một số thực phẩm sử dụng hoạt chất này là pho mát, sữa lắc hay khoai tây chiên, Microcrystalline cellulose nó thực sự không khác gì chất phụ gia thực phẩm.

Đặc tính chính là chống vón cục và ổn định nhũ tương là một tác dụng tương đối lớn của chất này… Chính vì thế nên Microcrystalline cellulose được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da hay tóc.

Microcrystalline Cellulose được dùng trong việc điều trị, kiểm soát, phòng chống những triệu chứng như nôn, viêm mũi dị ứng, chứng sưng dạ dày, ợ nóng .

Trong nhiều loại mỹ phẩm Hydroxyethyl cellulose là một thành phần được nhiều người biết. Nó có công dụng gì thì không phải ai cũng nắm rõ hoàn toàn. Dưới đây là một số công dụng của Microcrystalline Cellulose:

  • Nó làm chất hoạt động bề mặt cho các sản phẩm làm đẹp.
  • Khi sử dụng trên làn da, tạo cảm giác đặc biệt.
  • Nó dễ tan trong nước tạo đặc ở nhiệt độ phòng, nhưng không phải là chất nhũ hóa.
  • Điều đáng quan tâm là nó được dùng cả ở thực phẩm và mỹ phẩm do không gây kích ứng da.
  • Hydroxyethyl cellulose có thể phân tán trong nước, khi phân tán thì dùng máy khuấy đều vừa khuấy vừa gia nhiệt gel sẽ giúp trương nở nhanh hơn..
  • Hydroxyethyl cellulose được dùng trong sản xuất mỹ phẩm như dầu xả, dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, nước rửa tay vì đặc tính tạo đặc.
  • Sản phẩm muốn giảm được độ nhớt cũng như tạo sự ổn định trong nền phải sử dụng Hydroxyethyl cellulose 
  • Hydroxyethyl cellulose được sự dụng theo tỉ lệ là 1 – 1.2% trong mỹ phẩm bằng cách cho trực tiếp vào nước, nó ngậm nước sau khoảng thời gian từ 1 – 3 giờ. Hydroxyethyl cellulose cần được bảo quản ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiêp từ mặt trời để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất.

Liều dùng & cách dùng

Trong các sản phẩm như dược phẩm, thực phẩm hay mỹ phẩm Microcrystalline cellulose là một trong những chất phụ gia. Microcrystalline cellulose hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe người dùng. Khi bắt đầu sử dụng sao cho hiệu quả cao, nên sử dụng microcrystalline cellulose với liều lượng nhỏ. Khả năng hấp thụ thuốc sẽ bị giảm nếu như dùng chất này quá nhiều, có thể là lượng đường trong máu của bạn sẽ bị giảm đột ngột.

Đây là hoạt chất đã được đo lường, định tính phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu bắt gặp cellulose, MCC hay E-460 in trên bao bì nhãn mác bạn có thể yên tâm khi sử dụng. 

Ứng dụng

Đối với microcrystalline cellulose bạn không nên sử dụng thường xuyên vì có thể khiến bạn bị đầy hơi và đau bụng. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng microcrystalline cellulose nếu bạn đang mắc chứng bệnh Crohn hay tắc ruột.

Microcrystalline cellulose là gì? Tác dụng của Microcrystalline cellulose là gì? 3

Trong sản xuất công nghiệp, hoạt cất này được sử dụng làm nguyên liệu như sản xuất gốm sứ, cao su hay làm điện cực hàn…

Ngoài ra MMC còn được dùng như là liệu pháp giảm cân. Bởi vì nó có khả năng tạo ảo giác về sự bão hòa nên người sử dụng không còn cảm giác đói hay thèm ăn nữa.

Khi bắt đầu sử dụng sẽ dùng với một lượng nhỏ, dùng quá nhiều vừa lãng phí vừa khiến khả năng hấp thụ thuốc bị giảm. Thêm một tác dụng phụ khác là lượng đường trong máu bị tuột giảm đột ngột.

Lưu ý

Do có nguồn gốc từ thực vật nên Microcrystalline cellulose được đánh giá là sản phẩm rất thân thiện với môi trường. Microcrystalline cellulose an toàn với người dùng vì nó không dễ hấp thụ cũng như gây ra phản ứng phụ. Một điều duy nhất khiến mọi người sử dụng phải cân nhắc đó là giá thành cao. 

Dù được đánh giá là an toàn và được sử dụng rất rộng rãi trong ngành mỹ phẩm, dược liệu hay thực phẩm nhưng người dùng vẫn phải chú ý. Bởi vì microcrystalline cellulose có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn sẽ ngưng sử dụng nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.

Nguồn tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cellulase 

https://www.giacongthucphambaovesuckhoe.com/microcrystalline-cellulose-la-gi-microcrystalline-cellulose-co-tac-dung-gi/ 

http://www.vinachem.com.vn/xuat-ban-pham/so-102011-vnc/dieu_che_xenlulo_vi_tinh_the_lam_nguyen_lieu_cho_cong_nghiep_duoc_pham.html 

https://benh.edu.vn/microcrystalline-cellulose-la-gi/