Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cây Địa du: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Địa du hay còn gọi là Sanguisorba officinalis L., có công dụng chữa suy nhược, lợi tiêu hóa, mồ hôi trộm, di tinh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Địa du.

Tên khác:  Ngọc xị; Toan giả; Tạc Táo; Ngọc trác; Ngọc cổ; Qua thái; Vô danh ấn; Đồn du hệ; Địa du thán.

Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L. Họ: Rosaceae (Hoa hồng).

Đặc điểm tự nhiên

Là loài cây sống dai. Cao từ 0,3m đến 1,5m, có khi cao tới 2m. Thân rỗng, mọc thẳng đứng và nhẵn, cây có ít lá. Lá dài từ 30cm đến 40cm, hình dạng lá kép lông chim lẻ, có từ 5 đến 15 lá chét, lá chét hình trứng, mép răng cưa to và tù. Hoa có màu đỏ sẫm, lưỡng tính và nhỏ, mọc tụ thành cụm hình trứng và ra hoa kéo dài cả mùa hè (từ tháng 7 - 9), quả nhẵn có màu nâu, hơi bốn cạnh và có chứa một hạt. Rễ cây mọc và bò ngầm dưới mặt đất, có màu nâu.

Địa du 1
Cây Địa du

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Địa du không có xuất xứ từ nước ta và được nhập về trồng nhưng chưa nhiều. 

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây và rễ (thu hoạch trước khi cây ra hoa).

Thành phần hoá học

Thành phần chủ yếu tìm thấy ở Địa du là tannin, saponoside và flavon. Người ta dựa vào màu đỏ của hoa từ đó nghĩ đến có thể có tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, ngoài ra còn dùng khi bị ỉa chảy và ra khí hư. Người ta nhận thấy có thể chất tannin là thành phần chính của Địa du.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền mô tả Địa du có vị đắng, tính hơi hàn (lạnh). Địa du không có độc, có tính chất mát huyết và cầm máu. Địa du có tác dụng điều trị ở các trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh.

Ngoài ra, Địa du còn dùng để chữa các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ khi hậu sản.

Địa du dùng như sau: Ngày uống thuốc sắc từ 5g đến 10g. Dùng ngoài không có hạn chế liều lượng.

Địa du 2
Hoa cây Địa du

Theo y học hiện đại

Địa du dùng với tính chất cầm máu, trợ tiêu hóa, rửa vệ sinh vết loét, điều trị khí hư.

Liều dùng & cách dùng

Không rõ.

Bài thuốc kinh nghiệm

Dùng trong các trường hợp phụ nữ bị băng huyết, người bị chảy máu cam hay đi ngoài ra máu…

Địa du 7g phối hợp với A giao 3g, Đại táo 50g và Cam thảo 2g. Đun nước 600ml sắc đến khi chỉ còn 200ml. Sau đó chia làm 3 lần uống trong một ngày (đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền).

Trị lao phổi ho ra máu: 

Địa du sao 12g phối hợp với Bạch mao căn 80g, Sanh cam thảo và Bách thảo sương cùng lấy 8g, lấy nước sắc chia làm nhiều phần để uống nhiều lần trong ngày (Trung y tạp chí 1966, 4:31).

Trị bỏng do nước sôi: 

Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sau đó sao thành than tồn tính tán thành bột mịn, rồi với trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, dùng nhiều lần trong ngày.

địa du 3
Bài thuốc Địa du

Lưu ý

Địa du là loài cây dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Địa du có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn tham khảo
  1. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/dia-du.html
  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi (trang 297).

Các sản phẩm có thành phần Địa du (Rễ)

  1. Kem chống nắng Vichy Capital Soleil Dry Touch Face Fluid SPF50 UVA+UVB mờ đốm nâu, chống lão hóa (50ml)