Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều trị lao phổi là quá trình khá lâu dài. Ngoài việc thực hiện điều trị tại các cơ sở y tế thì đối với những người bị lao phổi ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể điều trị lao phổi tại nhà.
Tuy nhiên, khi điều trị lao phổi tại nhà, người bệnh cần phải lưu ý đến những gì? Mọi vấn đề sẽ được giải đáp ở bài viết sau.
Ngoài viêm phế quản thì lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm rất cao. Thông thường, việc điều trị lao phổi hiện nay đều được tuân thủ theo phác đồ của Bộ y tế. Với trường hợp lao phổi không hoạt động (có mang vi khuẩn lao nhưng vi khuẩn ở trạng thái ngủ, không gây triệu chứng) thì người bệnh sẽ được phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh isoniazid trong thời gian từ 6 đến 9 tháng.
Trong quá trình áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh này, đa số người bệnh không cần đến các cơ sở y tế mà có thể thực hiện việc điều trị ngay tại nhà. Không những vậy, việc điều trị tại nhà sẽ góp phần giúp cho bệnh không có nguy cơ lây lan ra ngoài cộng đồng.
Trong quá trình điều trị lao phổi tại nhà và áp dụng theo phác đồ kháng sinh, để đảm bảo cho bệnh nhân và người chăm sóc, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng. Bởi lẽ, lao phổi là một căn bệnh rất dễ lây lan ở trong không khí, nhất là trong những căn phòng chật hẹp và kín. Theo đó, một số lưu ý quan trọng khi điều trị lao phổi tại nhà đó là:
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng và lao phổi đã được biết đến từ rất lâu. Theo đó, lao phổi sẽ rất có thể khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng và nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng thì tình trạng nhiễm trùng sẽ càng trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, khi thực hiện việc điều trị lao phổi tại nhà, người bệnh cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Để chống lại nhiễm trùng, nhu cầu năng lượng ở những bệnh nhân bị lao phổi sẽ phải tăng lên. Chính vì vậy, người mắc bệnh lao phổi nên cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua nguồn thực phẩm đa dạng và phong phú như chất béo, tinh bột, thực phẩm giàu đạm (cá, thịt, trứng, sữa), các loại nước ép, rau quả…
Theo đó, bệnh nhân nên được khuyến cáo nên tiêu thụ từ 15% đến 30% năng lượng là chất đạm, 45% đến 65% là bột đường và 25% đến 35% là chất béo.
Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị lao phổi tại nhà, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn và lựa chọn những món hợp khẩu vị với mình. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân được đảm bảo dinh dưỡng khi bị lao phổi và đang điều trị lao.
Bên cạnh việc quan tâm đến sức khỏe của người bệnh, để phòng ngừa nguy cơ người chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm lao phổi khi điều trị tại nhà, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Với những nguồn thông tin ở trên, hy vọng bạn đã hiểu được những vấn đề cần phải lưu ý khi điều trị lao phổi tại nhà. Điều này đóng vai trò rất quan trọng khi vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh lý, vừa lại rất an toàn đối với bệnh nhân và người chăm sóc.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.