Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thành phần khác/
  3. Emollient

Emollient: Thành phần giữ ẩm và bảo vệ da

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Trong nhiều loại chế phẩm mỹ phẩm, bạn sẽ thường bắt gặp một thành phần có tên Emollient. Đây là chất có công dụng giữ ẩm, bảo vệ và bôi trơn da, giúp cho bề mặt làn da luôn được mịn màng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Emollient là gì?

Emollient là thành phần quen thuộc trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác nhau với vai trò là một chất làm mềm da.

Trong tự nhiên, bơ hạt mỡ hoặc dầu dừa chứa nhiều Emollient. Với Emollient có nguồn gốc tổng hợp, chúng ta có thể tìm thấy chúng trong dầu khoáng. Dù là tự nhiên hay tổng hợp, emollient đều hoạt động theo cách lấp đầy những khoảng trống do da bị khô và bong tróc gây ra. Nói cách khác, Emollient là chất làm mềm có thể giúp cho da mịn màng.

Emollient là gì? Công dụng của Emollient trong mỹ phẩm.1
Emollient là thành phần quen thuộc trong nhiều sản phẩm chăm sóc da

Emollient có thể hoạt động tốt với nhiều thành phần chăm sóc da khác, như kết hợp với các chất giữ ẩm khác có đặc tính duy trì độ ẩm trong kem dưỡng ẩm hoặc được kết hợp với hoạt chất khác như chất chiết xuất từ ​​thực vật chống viêm.

Cơ chế hoạt động của Emollient

Emollient hoạt động dựa trên cơ chế lấp đầy những vết nứt trên bề mặt tế bào, vừa bao phủ vừa xen kẽ tế bào sừng, từ đó giúp làn da mịn màng hơn. Nhiều chất Emollient còn có công dụng sửa chữa và tái tạo làn da.

Công dụng

Emollient là thành phần rất quan trọng trong mỹ phẩm chăm sóc da. Emollient đóng vai trò là chất dưỡng ẩm, chất nhũ hóa/làm dầy kết cấu sản phẩm.

Emollient là gì? Công dụng của Emollient trong mỹ phẩm.2
Emollient đóng vai trò là chất dưỡng ẩm, chất nhũ hóa/làm dầy kết cấu sản phẩm

Dưới đây là tác dụng cụ thể của Emollient đối với da:

Bổ sung hàng rào bảo vệ da

Lớp ngoài cùng của da chính là hàng rào bảo vệ cho da. Khi các axit béo trên da bị thiếu sẽ khiến da bị khô bong tróc, thậm chí kích ứng. Khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, độ ẩm sẽ thoát ra dễ dàng, cùng lúc đó các chất gây kích ứng xâm nhập.

Lúc này, chất làm mềm Emollient sẽ phát huy vai trò lấp đầy những khoảng trống để làm mịn và mềm da.

Đặc biệt với những làn da khô ráp, sần sùi, người mắc các bệnh như chàm, vẩy nến và viêm da, việc bổ sung Emollient đồng nghĩa với việc bổ sung hàng rào bảo vệ da quan trọng.

Emollient là gì? Công dụng của Emollient trong mỹ phẩm.3
Bổ sung Emollient đồng nghĩa với việc bổ sung hàng rào bảo vệ da

Giữ cho làn da khỏe mạnh

Không chỉ giúp bổ sung hàng rào bảo vệ da, chất làm mềm còn giúp da giữ được độ ẩm cho da. Chúng ta đều biết, có đủ độ ẩm thì da mới được khỏe mạnh. Các yếu tố môi trường, cũng như các chất tẩy rửa khắc nghiệt, có thể tước đi độ ẩm tự nhiên của da. Và việc bổ sung chất làm mềm có thể giúp ích rất nhiều cho da.

Liều dùng & cách dùng

Emollient được dùng thoa ngoài ra trong các sản phẩm làm đẹp. Lúc dùng, bạn thoa sản phẩm chứa thành phần Emollient theo chuyển động nhẹ nhàng dọc theo da khi da vẫn còn hơi ẩm (ngay sau khi rửa mặt, vừa tắm xong hoặc sau khi xịt khoáng). Khi đó Emollient sẽ phát huy tối đa hiệu quả giữ ẩm trên da của bạn.

Ứng dụng

Ngày nay, Emollient không còn chỉ được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm mà còn được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm khác như toner, xịt khoáng, serum, kem dưỡng, dầu dưỡng và cả các sản phẩm trang điểm.

Lưu ý

Tương tự các chất làm mềm khác, Emollient có thể được sử dụng thoải mái và an toàn mà không có tác dụng phụ.

Emollient là gì? Công dụng của Emollient trong mỹ phẩm.4
Không sử dụng Emollient sau khi lăn kim, laser vì nó sẽ gây tắc nghẽn

Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý những vấn đề sau đây khi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần Emollient:

  • Tránh bôi quá dày chất làm mềm lên da mặt vì nó sẽ làm bí tắc lỗ chân lông, dễ sinh ra mụn;

  • Không sử dụng Emollient sau khi lăn kim, laser vì nó sẽ gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi;

  • Khi bắt đầu một quy trình hoặc một phương pháp dưỡng ẩm cho da, bạn cần xác định được tình trạng da của mình để lựa chọn phù hợp, vì mỗi loại da có những cơ chế và tính trạng khác nhau;

  • Tránh kết hợp chất làm mềm với các thành phần có thể có tác dụng phụ gây kích ứng, bao gồm dẫn xuất retinol, AHA, BHA…

  • Kem dưỡng da và chất làm mềm kem có chứa nước, vì vậy chúng dễ bị nhiễm vi sinh vật hơn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất thường bổ sung vào chất bảo quản. Mặc dù không phổ biến nhưng một số người có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng với những chất bảo quản này.

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/emollient

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-465/emollient-topical/details