Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh chàm là gì? Bị chàm có ngứa không?

Ngày 16/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chàm da là một loại bệnh lành tính và không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe con người. Tuy nhiên nó lại rất khó để điều trị dứt điểm và phải mất thời gian khá lâu để chữa bệnh. Sau khi chữa xong bệnh có thể tái phát lại nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.

Bệnh chàm hay còn có tên gọi khác là bệnh eczema không chỉ làm cho da bị sưng đỏ, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó còn có khá nhiều người hoang mang vì không biết bị chàm có ngứa không? Việc sớm phát hiện ra những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta tìm được phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một trong những bệnh da liễu phổ biến thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên đối tượng trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc bệnh cao do có làn da nhạy cảm, vì vậy cha mẹ cần hết sức chú ý và quan tâm đến con mình để có những biện pháp chữa bệnh kịp thời.

Bệnh chàm là gì? Bị chàm có ngứa không? 1

Bệnh chàm khiến cho da của người bệnh bị nổi đỏ, sưng, bong tróc da,...

Chàm là tình trạng viêm da thường nổi những mụn nước và mẩn đỏ làm cho cơ thể bị ngứa và đau rát. Những người bệnh đặc biệt là trẻ em thường không thể chịu được cơn ngứa mà sẽ gãi vào những nốt mụn nước này sẽ khiến da bị tổn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm 

Có khá nhiều nguyên nhân phức tạp khiến cho người bệnh mắc bệnh chàm, trong đó hay gặp nhất là những yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm thì tỷ lệ lây nhiễm cho thế hệ sau rất cao.
  • Mắc các bệnh lý: Viêm tai, hen suyễn, xơ gan, viêm thận,... đều là những căn bệnh khiến cho người bệnh dễ mắc bệnh chàm hơn so với người bình thường.
  • Yếu tố dị nguyên: Một số yếu tố từ hóa học, vật lý, sinh học như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng quần áo, dép cao su, phấn sáp, thực phẩm gây dị ứng, một số loại thuốc,...
  • Sức đề kháng yếu: Do sức đề kháng suy giảm nên cơ thể bị yếu dần, không thể chống lại các yếu tố kích ứng từ bên ngoài.

Các triệu chứng của bệnh chàm 

Tùy thuộc vào từng loại chàm sẽ có nhiều dạng triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung thì bệnh chàm có các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Trên da bắt đầu xuất hiện những mảng màu hồng hoặc màu đỏ.
  • Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da bị chàm.
  • Các vùng chàm đỏ có thể bị chảy máu do gãi và bị nhiễm trùng da.
  • Mụn nước xuất hiện trên da, gây cảm giác đau nhức khi mụn bị vỡ.
  • Da sẽ trở nên khô cứng và đóng vảy do mụn nước bắt đầu bong ra. 

Bệnh chàm là gì? Bị chàm có ngứa không? 2

Mụn nước sẽ xuất hiện xung quanh vùng da bị chàm khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức

Phân loại các bệnh chàm da

Có thể nói chàm da nói chỉ là tên gọi chung của một nhóm bệnh có đặc điểm nhận dạng và nguyên nhân hình thành khá giống nhau. Căn cứ vào hình dạng vết chàm cùng với màu sắc đi kèm và những yếu tố tác động, người ta phân biệt bệnh chàm như sau:

  • Viêm da dị ứng: Là một loại bệnh chàm khá phổ biến và có độ nguy hiểm cao.
  • Chàm tiếp xúc: Bệnh này xuất hiện là do nhiễm hóa chất độc hại. Ngoài ra nó còn được chia nhỏ theo 3 loại nữa là: Chàm tiếp xúc dị ứng (có phải chất kích ứng với yếu tố gây bệnh), chàm tiếp xúc ánh sáng (do ánh sáng mặt trời chiếu vào da làm bùng phát) và chàm kích ứng (do lây nhiễm chất kích ứng da không được phép sử dụng).
  • Chàm tổ đỉa: Thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ, vị trí xuất hiện chủ yếu là phần kẽ các ngón tay và chân. Nguyên nhân là do chị em tiếp xúc nhiều với chất hóa học như nước tẩy, dầu rửa bát, xà phòng,...
  • Chàm thể địa: Hay còn có tên gọi khác là viêm da cơ địa, hình thành do chịu sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền trong gen. Bệnh này rất khó kiểm soát nếu không điều trị dứt điểm và hay tái phát.
  • Chàm đồng tiền: Đặc điểm của loại bệnh này là vùng da xuất hiện những đốm hình tròn như đồng tiền. Mặc dù bệnh dễ tái phát nhưng chàm đồng tiền có thể kiểm soát được nếu biết cách chăm sóc và được điều trị sớm.
  • Chàm da đầu: Khá lành tính và không thể lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên bệnh có tính di truyền cao nên nếu trong một gia đình có người mắc thì sẽ lây truyền cho thế hệ sau.
  • Chàm sữa: Xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Nguyên nhân bệnh xuất hiện là do bé không được vệ sinh sạch sẽ hoặc mặc quần áo bí bách.

Bị chàm có ngứa không?

Bệnh chàm là một bệnh lý phổ biến và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh chàm có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào môi trường và cơ địa của người bệnh.

Bệnh chàm là gì? Bị chàm có ngứa không? 3

Bệnh chàm làm cho người bệnh luôn cảm thấy ngứa và gãi liên tục

Nhưng tất cả các loại bệnh chàm này đều có xu hướng gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi đỏ mẩn, bề mặt da bị bong ra, sần sùi, tróc vảy,... Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bệnh chàm có thể bùng phát và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc nó cũng có thể trở thành một bệnh mãn tính với các triệu chứng ít gặp hơn.

Vậy là nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp xong những thông tin cơ bản về bệnh chàm và những thông tin liên quan đến bệnh. Bệnh chàm tuy không phải là loại bệnh quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng cũng nên điều trị sớm để không bị cảm giác khó chịu đeo bám, đồng thời trả lại tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm