Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thành phần khác/
  3. Insulin Pork

Insulin Pork: Insulin từ tuyến tụy của lợn

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Ngay từ năm 1920-1980, insulin được tạo ra bằng cách cô lập tuyến tụy của lợn. Insulin phân lập từ tuyến tụy lợn, bao gồm các chuỗi alpha và beta, được xử lý từ pro-insulin, tạo thành một cấu trúc hexameric. Insulin người có sự khác biệt trong thành phần amino acid với insulin lợn do đó gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi dùng insulin từ lợn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Insulin Pork là gì?

Insulin là hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Insulin được tạo ra bằng cách phân lập tuyến tụy của động vật như bò và lợn từ những năm 1920-1980. Insulin người và lợn có sự khác biệt trong thành phần amino acid. Khi dùng insulin có nguồn gốc từ lợn đã gây ra một số tác dụng phụ. Quá trình sản xuất và làm tinh khiết insulin giai đoạn đó còn gặp nhiều khó khăn.

Công ty Genetech (Hoa Kỳ) đã sản xuất insulin bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên vào năm 1982. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công và sản phẩm được đưa ra thị trường.

Insulin chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể, insulin tác dụng đến việc chuyển hóa gan và các mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho hoạt động cơ thể. Insulin tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy từ bộ máy tổng hợp protein trong tế bào, và có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Điều chế sản xuất

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công là năm 1982. Sản phẩm insulin là của Công ty Genetech được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên.

Người ta dùng kỹ thuật tái tổ hợp AND chuyển gen mã hóa insulin vào tế bào vi khuẩn, E.coli sẽ sinh tổng hợp tạo ra loại peptit khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.

Sản xuất theo quy trình sau: Cần chuẩn bị đoạn oligonucleotide mã hóa cho insulin: Theo trình tự cấu trúc các amino acid của insulin, có 2 chuỗi polypeptid A và B nối với nhau bằng hai cầu disulfur và 51 amino acid. Người ta đã mã hoá cho hai chuỗi A, B và tạo dòng gen tách biệt.

1
Công dụng của insulin là điểu trị bệnh tiểu đường.

Phương pháp dùng plasmid của vi khuẩn hay nấm men, bằng enzyme hạn chế cắt plasmid. Nối đoạn gen mã hóa cho insulin tạo vector tái tổ hợp (pBR322), chuyển vector pBR322 vào vi khuẩn E.coli.

Vi khuẩn E.coli được lên men ở môi trường phù hợp, tách chiết thu được sản phẩm là polypeptid A và B. Trộn hai loại peptid bằng phương pháp hóa học enzym để xử lý để tạo cầu disulfur.

Cơ chế hoạt động

Insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào để phát huy tác dụng.

Công dụng

Bằng cách ức chế sự sản xuất và giải phóng glucose của gan, kích thích sự hấp thu glucose ở ngoại vi chủ yếu bởi tế bào xương và chất béo, insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Insulin phân hủy protein, sản xuất glucose và ức chế quá trình phân hủy chất béo, tăng tổng hợp protein chúng chuyển đổi glucose dư thừa thành chất béo.

3
Insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Công dụng của Insulin là để điều trị bệnh tiểu đường, hoạt chất tương tự như hormone được sản xuất tự nhiên. Chế phẩm insulin ngoại sinh dùng để thay thế insulin ở người mắc chứng đái tháo đường, sự hấp thu glucose của tế bào tăng giúp giảm hậu quả của bệnh.

Nếu bạn có nồng độ glucose trong máu cao, glucose được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen, khi đói glucose trong máu giảm, glycogen biến đổi trở lại thành glucose chuyển đến máu lượng đường trong máu sẽ ổn.

Liều dùng & cách dùng

Đối với Insulin người dùng có thể tự sử dụng thay vì phải đến bệnh viện, đa số việc sử dụng insulin ở nhà là dạng bút tiêm. Cần hỏi rõ bác sĩ về cách tiêm thuốc sao cho hiệu quả. Nếu là sử dụng lần đầu, cần được hướng dẫn cụ thể. Cách sử dụng bút tiêm cần được thao tác như hướng dẫn sau:

  • Trước khi tiêm hãy lấy bút ra khỏi tủ lạnh trước 30 phút, cần kiểm tra thời hạn và nồng độ thuốc tiêm.
  • Bước tiếp theo là thay ống thuốc vào bút tiêm sử dụng nhiều lần và nhớ trộn đều thuốc (lăn qua lại trong lòng bàn tay) đến khi ống insulin trong và mịn.
  • Sát khuẩn tay làm sạch vùng tiêm bằng cồn và để khô.
  • Tháo nắp kim, xoay số trên bút tiêm về đúng liều lượng và kiểm tra lại trước khi tiêm. Không nên tiêm vào nơi có vết thương, và thay đổi vị trí tiêm thường xuyên.
  • Khi tiêm nhấn nút trên bút chờ 10 giây trước khi rút kim, sau đó dùng bông gòn sát khuẩn vùng tiêm. Bước cuối là tháo kim khỏi bút và giữ bút cẩn thận dùng lần tiếp theo.

Ứng dụng

Insulin có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Cho đến nay, phương pháp sản xuất insulin chủ yếu là công nghệ tái tổ hợp. Người ta chia insulin thành nhiều loại dựa trên cơ sở thời gian và tác dụng.

Có một số chế phẩm insulin phối hợp một số loại insulin có tác dụng và thời gian khác nhau như Mixtard (NPH/regular) 70/30.

2
Insulin có ở dạng tiêm, xịt mũi và miệng.

Có insulin dạng uống, insulin được giải phóng từ ruột non, không bị dịch vị phá hủy. Insulin có thể xịt trực tiếp vào mũi và miệng sẽ có tác dụng hạ đường huyết nhanh hơn vì thuốc ngấm qua niêm mạc hô hấp. Để có thể điều chỉnh chính xác lượng insulin tiêm vào cần dùng bút tiêm.

Lưu ý

Một tác dụng phụ điển hình của Insulin là hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, tăng cân, loạn dưỡng mô mỡ, dị ứng.

Khi sử dụng Insulin tiêm trực tiếp vào cơ thể tình trạng hạ glucose huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất. Nếu để Insulin thừa khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh do sự ức chế sự chuyển hóa glycogen.

Quá liều Insulin (hiện tượng somogyi), sẽ bị hạ glucose huyết và làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược làm tăng glucose huyết phản ứng. Trong thời điểm hiện tại khá hiếm gặp các tác dụng phụ như dị ứng insulin.

Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/insulin-la-gi-vai-tro-tac-dung-phu-luu-y-khi-su-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te/

http://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/thong-tin-thuc/267-insulin-va-cong-ngh-sn-xut-insulin-bng-dna-tai-t-hp-

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vai-tro-cua-insulin-voi-co-con-nguoi/

https://suckhoedoisong.vn/insulin-tri-dai-thao-duong-tac-dung-tac-dung-phu-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-16921111422151892.htm

https://www.endocrineweb.com/conditions/type-1-diabetes/what-insulin

https://familydoctor.org/familydoctor/en/diseasesconditions/diabetes/treatment/insulin-therapy.html

https://www.mims.com/india/drug/info/insulin%20aspart?type=full&mtype=generic#Indications