Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ô đầu: Dược liệu với nhiều công dụng quý và độc tính

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ô đầu là dược liệu quý có hoạt tính mạnh thường dùng điều trị đau nhức, mỏi chân tay, các trường hợp nguy cấp… Ngoài tác dụng điều trị bệnh, ô đầu còn có độc tính mạnh có thể gây độc tính nếu sử dụng liều không phù hợp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Ô đầu (Rễ củ)

Tên khác: Củ ấu tàu; củ gấu tàu; xuyên ô; thiên hùng; trắc tử; ô uế; cố y

Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl, thuộc họ Hoàng liên – Ranunculaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Cây ô đầu thuộc loại cỏ cao, thân mọc thẳng đứng có ít cành, có lông ngắn, rễ phát triển thành củ có hình nón. Lá hình mắt chim, chia thành 3 thùy, thùy có hình trứng dài, nửa trên có răng cưa. Hoa lưỡng tính, không đều, hoa ô đầu có màu xanh lơ thẫm hay màu tím, mọc thành chùm ở ngọn thân. Có 5 lá đài mỏng, trong đó có một lá đài khum thành hình mũ. Quả ô đầu có 5 đại mỏng, trên bề mặt hạt ổ đầu có vẩy.

cây ô đầu
Cây Ô đầu

Phân bố, thu hái, chế biến

Ở nước ta, ô đầu mọc hoang và ngày nay được trồng ở các vùng núi cao như: Lào Cai (Sapa), Hà Giang. 

Cây ô đầu trồng được khoảng từ 1 – 2 năm sẽ bắt đầu thu hoạch rễ củ. Thời điểm thu hoạch rễ củ vào khoảng tháng 7 – 10 hàng năm trước khi cây ra hoa, đây là lúc rễ củ có kích thước to nhất.

Tùy theo các cách chế biến khác nhau mà có các vị khác nhau: Sinh phụ tử, hắc phụ tử và bạch phụ tử.

dược liệu ô đầu
Hoa cây Ô đầu

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của cây ô đầu là rễ củ: Ủ mẹ (ô dầu), củ con (phụ tử).

Rể củ cây ô đầu có hình con quay, cứng chắc và dai khó bẻ, mặt ngoài có màu nâu hoặc nâu đen, phía trên có vết tích của thân cây, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con và củ con. Vết cắn ô đầu có màu xám nhạt, cảm giác hơi tê đầu lưỡi, vị nhạt sau hơi chát.

Phụ tử cũng có hình con quay, phía trên to, có vết nối với củ mẹ, mặt ngoài có màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, phía dưới thuôn nhỏ dần, vòng quanh phụ tử có một số rễ nhánh lồi lên như cục bướu.

rễ củ cây ô đầu
Rễ củ cây Ô đầu

 

Thành phần hoá học

Hoạt chất chính trong ồ đầu, phụ tử là: lkaloid aconitin, hypaconitin…, hàm lượng thay đổi  theo thời điểm thu hái. Aconitin là alcaloid có độc tính và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Ngoài alcaloid, trong ô đầu còn có axit hữu cơ (như axit aconitic, axit citric,…), tinh bột, đường, các muối vô cơ…

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Trong đông y, người dân dùng ô đầu để ngâm rươụ, dùng xoa bóp khi bị đau nhức, mỏi chân tay, đau khớp, bong gân. Ngoài ra, ô đầu còn dùng để uống để trị bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt vỡ lâu không liền miệng. Liều dùng 3 - 4 g ô đầu, ngâm rượu hoặc sắc uống. 

Phụ tử còn được xem như một vị thuốc hồi dương, khử phong hàn. Liều 4 - 12 g dạng thuốc sắc dùng để chữa một số triệu chứng nguy cấp, mạch gần như không có, thoát dương, chân tay tê mỏi…

Theo y học hiện đại

Trên thần kinh cảm giác, aconitin có tác dụng kích thích rồi làm tê liệt. Trên thần kinh vận động, ở liều cao, aconitin có thể gây liệt; aconitin còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể. Do đó, aconitin được dùng trong giảm đau dây thần kinh sinh ba, giảm viêm trong các bệnh viêm thanh quản, phế quản, họng và dùng để chữa ho.

Liều dùng & cách dùng

Dùng ngoài xoa bóp, chữa nhức đầu, mỏi tay chân, bong gân: 3 - 4g sắc uống hoặc ngâm rượu. Liều 4 - 12 g sắc uống dùng để chữa một số triệu chứng nguy cấp, ra nhiều mồ hôi, mỏi chân tay. Liều cao hơn, có khi tới 100g hoặc hơn thường được phối hợp với cam thảo, can khương và sắc rất kỹ và lâu hơn.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa chân tay đau nhức, khớp xương sưng đau

Ô đầu, quế chi, cam thảo mỗi vị 1g; thược dược 2g; táo đỏ 4g. Tất cả các vị kể trên, ngâm trong 100ml rượu trong 3 ngày, lọc bỏ bả. Ngày uống khoảng 60ml rượu, chia làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý

Chưa có thông tin.

Nguồn tham khảo
  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
  2. Dược liệu học, tập 2 – GS. Phạm Thanh Kỳ.