Long Châu

Ho: Bệnh phổ biến thường gặp đến từ nhiều nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ho là dấu hiệu thở ra mạnh và là phản xạ tự nhiên hoặc có chủ đích nhằm làm sạch đường thở. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. Nên điều trị nhắm vào nguyên nhân gây ra ho, không nên ức chế phản xạ ho có thể gây tác dụng có hại, đặc biệt là khi bị ho nhiều.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Ho là gì?

Ho là một phản xạ có điều kiện thường lặp đi lặp lại và xuất hiện đột ngột. Ho có tác dụng trong việc loại bỏ các chất gây kích ứng, các chất bài tiết, các vi khuẩn bám vào đường hô hấp hoặc các hạt ở môi trường xung quanh nơi bạn sống.

Phản xạ ho thông thường cơ thể sẽ hít vào để hơi thở ép vào thanh môn đậy kín, sau khi thanh môn mở ra thì lượng không khí sẽ từ phổi được thoát mạnh ra ngoài và có thể kèm tiếng âm thanh đặc trưng. Ho có thể xuất hiện cả trong trường hợp vô tình lẫn cố tình. Một số loại virus hoặc vi khuẩn thông qua ho có thể lây nhiễm và truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác.

Một số dạng ho phổ biến có thể bao gồm sau đây:

Ho khan: Là kiểu ho không lẫn đờm hoặc chất nhầy và thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và phụ thuộc vào tác nhân gây ho mà có thể kéo dài theo thời gian.

Ho có đờm: Đây là kiểu ho sẽ lẫn chất nhầy và đờm tại đường hô hấp. Chất nhầy có thể biểu hiện đục hoặc trong, màu trắng, hoặc xanh, nâu, vàng…

Ho ra máu: Khi bệnh nhân có biểu hiện ho ra máu là biểu hiện cực kỳ nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc bệnh viêm phổi. Thông thường, hầu hết các trường hợp ho ra máu kèm sốt cao, sụt cân cho thấy là sự tiến triển của bệnh lao.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ho

Bạn cần hiểu rõ ho không phải là bệnh mà là dấu hiệu biểu hiện cho nhiều bệnh khác nhau. Ho có thể tình trạng cấp tính hay mạn tính. Một số dấu hiệu khác đi kèm với ho có thể bao gồm sau đây:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Viêm họng;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Đau đầu;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Sổ mũi;
  • Chảy nước mũi sau.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường các cơn ho do tình trạng cảm cúm hoặc cảm lạnh và sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong những trong các trường hợp sau đây bạn cần nên thăm khám bác sĩ:

  • Ho có liên quan đến sốt và tiết đờm.
  • Ho không thuyên giảm sau khi các triệu chứng khác biến mất hoặc thuyên giảm.
  • Liệu pháp thử nghiệm không có dấu hiệu giảm ho.
  • Bắt đầu ho ra máu.
  • Ho cản trở các hoạt động của chu kỳ sinh hoạt hoặc giấc ngủ hàng ngày.
  • Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị hụt hơi hoặc khó thở.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ho bao gồm:

Ho khan: Bệnh nhân gặp một số vấn đề về kích ứng đường thở do các tác nhân như khói bụi, dị ứng, khói thuốc, trào ngược dạ dày thực quản, vi khuẩn... thường dẫn đến tình trạng ho khan.

Ho có đờm: Ho khạc đờm thông thường sẽ gồm rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến thường gặp là các bệnh lý đường hô hấp dưới như viêm phổi, hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Ho ra máu: Một số nguyên nhân phổ biến gây ho ra máu thường bao gồm: Tổn thương động mạch bên trong phổi, ung thư phổi, thuyên tắc mạch phổi, chấn thương ngực,giãn phế quản, bệnh lao...

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải ho?

Một số đối tượng sau có nguy cơ mắc phải ho cao hơn so với người bình thường, bao gồm:

  • Người có cơ địa dễ gặp dị ứng từ các tác nhân ở môi trường bên ngoài khi họ vô tình hít phải các chất gây dị ứng đó.
  • Người thường xuyên hút thuốc cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây ho vì khi hút càng nhiều thuốc thì lúc đó cơn ho càng diễn tiến nghiêm trọng hơn.
  • Trường hợp đối tượng mắc các bệnh phổi mạn tính có thể kể đến như viêm phế quản hoặc hen suyễn càng làm tăng nguy cơ khiến cơn ho kéo dài dai dẳng hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ho

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ho, bao gồm:

  • Virus: Đây chính là yếu tố chủ yếu gây nên tình trạng cảm cúm hoặc cảm lạnh. Khi ho là cách giúp bạn loại bỏ virus ra khỏi cơ thể của mình.
  • Dị ứng và hen suyễn: Thông qua các cơn ho, cơ thể sẽ loại bỏ các chất gây kích ứng trong phổi ra ngoài.
  • Chất kích thích: Không khí lạnh, thuốc lá hoặc nước hoa nặng mùi cũng có thể dẫn đến ho.
  • Các yếu tố khác: Viêm phổi, chứng ngưng thở khi ngủ, trầm cảm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra ho.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ho

Thăm khám lâm sàng

Việc chẩn đoán ho phần lớn dựa vào thông tin mà bệnh nhân cung cấp.

Thông tin cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác bao gồm: Thời gian ho, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan, các hoạt động hoặc vị trí làm cho cơn ho nặng hơn hoặc tốt hơn, mối liên hệ giữa cơn ho và thời gian trong ngày, tiền sử bệnh và bất kỳ liệu pháp điều trị tại nhà nào đã được thử.

Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm

Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh như phân tích mẫu đờm nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, chụp X-quang phổi.

Bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đo phế dung bằng cách yêu cầu bệnh nhân thở vào và thở ra bằng ống thở gắn với máy. Điều này giúp bác sĩ xác định xem đường thở có bị tắc nghẽn hay không (xét nghiệm này được gọi là đo phế dung), thường gặp trong bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng.

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị hen suyễn trong trường hợp bị bệnh hen suyễn.

Phương pháp điều trị ho hiệu quả

Cách tốt nhất để điều trị ho do nhiễm vi-rút là để hệ thống miễn dịch đối phó với nó nói chung, những cơn ho như vậy sẽ tự khỏi. Nếu bác sĩ đang điều trị ho, họ sẽ tập trung điều trị vào nguyên nhân.

Những người bị ho thường dùng codein, dextromethorphan và các thuốc giảm ho khác. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về các loại thuốc ho và chúng thực sự có thể làm giảm các triệu chứng bao nhiêu.

Thuốc ho

Có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như sốt hoặc nghẹt mũi. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy thuốc ho có hiệu quả trong việc làm cho cơn ho thuyên giảm nhanh hơn.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc ho OTC.

Lưu ý có một số thành phần trong thuốc ho có thể gây hại cho trẻ nhỏ như codeine nên thận trọng khi dùng đối với trẻ em. Không có bằng chứng nào cho thấy thuốc ho có thể giúp ích cho trẻ em, và chúng thực sự có thể gây nguy hiểm do các tác dụng phụ.

Thuốc ức chế ho

Những thuốc này ức chế phản xạ ho và thường chỉ được kê đơn cho trường hợp ho khan. Ví dụ bao gồm pholcodine, dextromethorphan và thuốc kháng histamine.

Thuốc giảm chất nhầy

Những chất này giúp đẩy chất nhầy và các chất khác ra khỏi khí quản, phế quản và phổi. Một ví dụ là guaifenesin (guaiphenesin), làm loãng chất nhầy và cũng bôi trơn đường hô hấp bị kích thích, giúp thoát khí trong đường thở.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho

Chế độ sinh hoạt:

Bạn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thăm khám định kỳ để được theo dõi và thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Cần vận động, tập thể thao, thể dục phù hợp với sức lực của mình nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bạn vừa hết bệnh cảm cúm, thì tình trạng ho khan vẫn có thể tiếp tục kéo dài sau đó.

Nếu tình trạng này gây tác động đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn có thể cải thiện tình trạng ho bằng cách súc miệng với nước muối để có thể vệ sinh họng, đồng thời loại bỏ bớt những bụi bẩn, vi khuẩn ứ đọng trong cổ họng.

Chế độ dinh dưỡng:

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ không tốt cho tình trạng ho.

Bệnh nhân cần uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và bù lại lượng nước bị mất trong thời gian bệnh và bổ sung nhiều vitamin C nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phương pháp phòng ngừa ho hiệu quả

Để phòng ngừa ho hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Nếu tình trạng dịch bệnh về hô hấp đang ngày càng gia tăng, bạn cần phải tiêm phòng vắc xin để tăng cườn hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Khi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng, bạn nên thường xuyên dùng khẩu trang hoặc kính chắn nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm từ người qua người.
  • Bạn nên dùng các thiết bị lọc không khí hoặc mở cửa sổ cho thông thoáng để giúp không khí ngôi nhà luôn trong lành.
  • Khi bị nhiễm lạnh bạn có thể dùng giấm để khử trùng không khí xung quanh.
Nguồn tham khảo

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/

http://www.avogel.co.uk/health/immune-system/cough/

http://www.emedicinehealth.com/coughs/article_em.

http://www.medicalnewstoday.com/articles/220349.php?page=2

Các bệnh liên quan

  1. Viêm mũi teo

  2. Viêm tai ngoài

  3. Viêm lưỡi gà

  4. Sưng môi

  5. Viêm mũi mãn tính

  6. Chảy máu cam

  7. Loạn cảm họng

  8. Viêm tuyến nước bọt

  9. Viêm xoang hàm

  10. Nấm họng