Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người đã từng trải qua cảm giác nhức mỏi tay chân đến rã rời. Nhất là những lúc thời tiết thay đổi, sáng sớm hoặc đêm khuya. Tốt nhất, hãy đi tìm nguyên nhân và giải pháp giúp bạn chấm dứt tình trạng này.
Đau nhức chân tay khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu, gặp nhiều hạn chế trong vận động. Những thay đổi trong cuộc sinh hoạt hàng ngày có thể khiến chân tay nhức mỏi. Nếu bệnh kéo dài và diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, bồn chồn, buồn chán, lười vận động, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ, suy nhược cơ thể… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Thông thường, các thành phần của xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp. Từ đó làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Bên cạnh đó, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến tình trạng đau nhức càng trở nên nặng nề.
Chấn thương xương khớp: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao, bất cẩn té ngã gây tổn thương khớp, gây tụ máu bầm… ở chân tay cũng khiến người bệnh cảm thấy đau và nhức mỏi.
Loãng xương: Loãng xương gây ra những cơn đau, mỏi chân tay. Nguyên nhân chính của loãng xương là cơ thể thiếu canxi, thiếu vitamin D và các khoáng chất cần thiết. Thiếu canxi sẽ gây ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh, khiến cơ bắp bị yếu, thể lực suy nhược, chân tay mệt mỏi rã rời, thiếu sinh khí.
Các bệnh viêm/thoái hóa xương khớp: Nhức mỏi chân tay có thể là một trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống và đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay… Các bệnh lý này có thể gây đau hoặc gây chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy nhức mỏi trong tay chân.
Bệnh thần kinh – tim mạch sao lại liên quan đến nhức mỏi chân tay? Nguyên nhân chính là do các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp bị suy giảm nên người bệnh hay cảm thấy nhức mỏi tay chân. Vì vậy, những người mắc phải một số bệnh lý về thần kinh và tim mạch như viêm đa rễ thần kinh, suy tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, thiếu máu não,… cũng có hiện tượng bị đau và nhức mỏi chân tay.
Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì… là những căn bệnh rối loạn chuyển hóa có kèm theo triệu chứng nhức mỏi tay chân. Những bệnh này có thể gây ra những biến chứng thần kinh và mạch máu khiến lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp bị sụt giảm nên cũng gây đau mỏi tay chân. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì còn khiến các khớp xương chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và nhanh chóng bị suy yếu, dẫn đến tê bì, nhức mỏi.
Một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bệnh đại tràng, các rối loạn tiêu hóa,… cũng dễ gây đau nhức mỏi ở tay và chân. Nguyên nhân sâu xa là do những bệnh này có thể gây cản trở quá trình hấp thu canxi hoặc tăng khả năng đào thải canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương, thưa xương, yếu xương và gây nhức mỏi trong xương khớp.
Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý chúng tôi kể ở trên thì nhức mỏi chân tay cũng có thể là do một số yếu tố tác động từ bên ngoài như lao động quá sức, không khởi động cơ thể kỹ càng trước khi vận động/luyện tập hoặc tập luyện quá mức, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh liều cao, nhiễm độc từ môi trường sống bị ô nhiễm, cơ thể nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi thất thường hoặc do môi trường làm việc.
Biểu hiện nhức mỏi chân tay nếu kéo dài và diễn ra thường xuyên thì bạn nên đến thăm khác ở các cơ sở y tế để phát hiện bệnh và được tư vấn điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, từ bỏ các thói quen xấu, kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tật. Cụ thể như sau:
Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất (canxi, kali, magie, sắt…) như tôm, cua, cá, các loại hải sản; xương ống và xương sườn từ heo, bò, gà; các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, đậu cove, rong biển, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa… để giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D (thịt, cá, trứng, gan bò, hàu, nấm, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua…) kết hợp tắm nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.
Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để giúp tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh ở các cơ, khớp.
Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít/ngày) để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa cơ thể, giảm đau hiệu quả.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…), các thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi hoặc các chất bảo quản như thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn… để ngăn ngừa tình trạng thất thoát canxi trong cơ thể.
Lam Ngọc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.