Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phấn hoa còn có tên gọi khác là phấn ong, phương ong, phấn hoa ong. Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của nhiều loài hoa, là sản phẩm tự nhiên được con ong chăm chỉ thu lượm từ nhụy hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao, và còn hơn cả các thực phẩm như sữa, trứng.
Tên Tiếng Việt: Phấn ong
Tên khác: Phấn hoa; bạch tinh ong; phương ong
Phấn hoa được ong thợ thu gom từ các bông hoa bằng việc dùng mật ong về các hạt phấn nhỏ lại, để ở giỏ phấn ở hai chân sau đem về tổ. Người nuôi ong dùng cả phấn là tấm nhôm hoặc tấm nhựa có khoan các lỗ sao cho ong thợ chui lọt nhưng hai hạt phấn bị gạt lại.
Phấn hoa có giá trị cao về dinh dưỡng dùng để bồi bổ cơ thể nên dùng làm thuốc, kết hợp với mật ong làm thuốc chữa các bệnh đường ruột rất hiệu quả, có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng, chữa mất ngủ và an thần... Phấn hoa có màu sắc tươi sáng, chủ yếu là các màu: Trắng ngà, vàng sáng, đỏ tươi màu ngũ sắc... tùy theo mùa hoa; có vị ngọt, thơm ngậy.
Hạt phấn nhỏ, đủ để có thể phóng to để xem chi tiết. Nghiên cứu của phấn hoa được gọi là phấn hoa học và rất hữu ích trong ngành cổ sinh thái học, khảo cổ học, cổ sinh vật học và pháp y.
Phấn hoa dùng để truyền giống của cây hoa là tế bào đực. Sự thụ phấn với nhụy cái thành công sẽ tạo hạt. Đối với ong, phấn hoa là sản phẩm quan trọng không chỉ cho riêng chúng mà chúng còn có thể giúp cây hoa trong việc truyền giống. Tất cả các chất dinh dưỡng trong mật ong là từ phấn hoa mà các ong thợ gom góp.
Mỗi loại phấn hoa có cấu tạo khác nhau. Ong thợ thu gom phấn hoa từ nhiều loại hoa khác nhau nên các chất bổ dưỡng trong đó có sự cân bằng hữu ích cho cả ong lẫn con người.
Bộ phận sử dụng là phấn hoa.
Phấn ong chứa nhiều chất đạm nhất trong tất cả các nguồn đạm, 50% đạm và gấp 7,5 lần sắt nhiều hơn thịt bò. Rất giàu chất carotin, tiền sinh tố A, nhiều sinh tố A hơn cả bắp cải, khoáng chất như chất sắt, vôi, pô-tát, kẽm, đồng, magie và măng-gan.
Phấn ong giàu các sinh tố nhóm B như sinh tố riboflavin, niacin, folic acid, pantothenic acid, biotin, B1 và sinh tố B6. Phấn ong không chứa các sinh tố hòa tan trong dầu như sinh tố D, K, và E.
Phấn ong gồm 22 loại axit amin và 14 loại vitamin, men thiên nhiên.
Theo y học cổ truyền, phấn hoa tính bình, vị ngọt, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh, thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc biểu hiện bằng các triệu chứng như, bồn chồn bực bội, mỏi mệt rã rời, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm... Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên khí lực sung mãn, nhẹ nhàng, trẻ lâu và sống thọ.
Phấn hoa có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch, đái tháo đường, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm gan, chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, chống lão hóa, chống phóng xạ, tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não bổ tủy, cải thiện năng lực ghi nhớ, điều tiết nội tiết tố, phòng chống ung thư và làm đẹp da, khống chế tiền liệt tuyến tăng sinh, tăng cường khả năng tình dục...
Ngoài ra, phấn của mỗi loại hoa lại có những tác dụng riêng như: Phấn hoa hòe có công dụng trấn tĩnh và kiện vị; phấn hoa kiều mạch có công dụng kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim; phấn hoa cửu lý hương có công dụng thúc đẩy tuần hoàn, kháng khuẩn, giảm ho và cải thiện khả năng ghi nhớ; phấn hoa thùy dương có công dụng bồi bổ và giảm đau; phấn hoa dâu có công dụng làm hạ đường huyết; phấn hoa cải có công dụng phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch; phấn hoa táo có công dụng bổ dưỡng cơ tim…
Phấn hoa giúp tăng cường trí óc: so với các loại axit amin hỗ trợ trí óc thì phấn hoa có tác dụng chậm hơn nhưng kéo dài, tuyệt đối an toàn và không gây các tác dụng phụ.
Phấn hoa chứa một loại glucoside là rutin, đặc biệt quan trọng đối với động mạch não, chảy máu não. Vì vậy phấn hoa thường được dùng kết hợp cho bệnh nhân bị rối loạn động mạch não.
Trong các sinh tố của phấn hoa có Riboflavin, sinh tố này cần cho võng mạc mắt, có tác dụng xoa dịu mắt mệt mỏi và bảo vệ nhãn quang.
Phấn hoa có thể chữa trị được bệnh liệt rung. Dùng liên tục vào mỗi buổi sáng lúc chưa ăn bằng cách hòa tan với nước hoặc sữa để uống. Mỗi lần uống nên dùng một muỗng canh phấn hoa.
Phấn hoa có thể chữa trị chứng liệt dương, dùng phấn hoa để chữa trị bệnh gan.
Phấn hoa có tính thúc đẩy tiêu hao nhiệt lượng một cách tự nhiên nên được coi như là một loại dược thảo làm giảm cân. Ngoài ra phấn hoa còn làm tăng sức mạnh, sự chịu đựng của cơ thể mà không gây phản ứng phụ.
Các Vitamin trong phấn hoa giúp cải thiện làn da trở nên mềm mịn, căng bóng. Bạn sẽ có được làn da trắng hồng như ý, khi bạn chăm chỉ dùng phấn hoa làm đẹp da mặt hằng ngày.
Dùng phấn hoa tinh khiết, khô, phấn hoa khô hút ẩm rất cao, mỗi lần dùng xong phải đậy nút kín.Dùng bằng cách nhai trực tiếp hay cho vào xay nhỏ trước khi dùng. Có thể pha vào nước giải khát uống trực tiếp hoặc pha với sữa để tăng hương vị cho các nước uống trên.
Tốt nhất là dùng lúc đói, trước bữa ăn 30 phút.
Liều dùng bình thường là 20g/ngày đối với người lớn. Căn cứ 1 thìa cà phê phấn hoa khô là 6g và 1 thìa canh trung bình là 10g.
Cách sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi dùng 1/3 so với liều dùng của người lớn.
Mỗi đợt điều trị tốt nhất là kéo dài 30 ngày và điều trị vào 3 đợt trong năm.
Dùng trực tiếp hoặc ngâm rượu, trộn mật ong dùng dần, pha nước sôi để uống.Mỗi lần 2-3 thìa cà phê.
Có thể chữa trị bệnh liệt rung bằng phấn hoa. Sử dụng liên tục vào mỗi buổi sáng lúc chưa ăn bằng cách hòa tan với nước hoặc sữa để uống. Mỗi lần uống một muỗng canh phấn hoa.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn trực tiếp từ 1 đến 2 muỗng cà phê phấn hoa hoặc pha phấn hoa với nước đun sôi hay ngâm rượu phấn hoa để uống hàng ngày. Sau 1 đến 2 tháng bạn có thể thấy làn da được cải thiện rõ rệt. Đây là cách làm đẹp da từ sâu bên trong và đem lại hiệu quả lâu dài, an toàn.
Có thể dùng bằng cách trộn phấn hoa và sữa chua để uống. Ban có thể chọn sữa chua loại và hương vị bạn thích, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu vì mùi phấn hoa mà vẫn có thể hấp thụ tốt.
Phấn hoa dùng rất tốt cho chữa bệnh dạ dày và mang lại hiệu quả, tức thời, nhanh chóng, trong việc điều trị các triệu chứng bệnh, nhưng nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ.
Với cách dùng này, liều lượng cho người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau. Cụ thể: Đối với người trưởng thành nên dùng ngày 3 lần, mỗi lần ăn khoảng 1 thìa cà phê phấn hoa trước mỗi bữa ăn chính khoảng 30 phút.
Đối với trẻ em: Cách dùng 1 lần trên ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê trước bữa ăn tối khoảng 30 phút.
Không nên lạm dụng phấn hoa ong nhiều. Thời tiết nóng ăn nhiều phấn hoa có thể gây nóng trong, người có tiền sử dị ứng với hoa, hoặc quá mẫn cảm thì tuyệt đối không nên dùng.
Cây thuốc: https://caythuoc.org/
Tuyển tập 3033 cây thuốc đông y – Tuệ Tĩnh