Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1840, theobromine nhanh chóng trở thành thành phần làm nên sự hữu ích cho socola, cà phê, cacao. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, hợp chất này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.
Theobromine (đôi khi được gọi là xantheose) là chất tự nhiên có trong rất nhiều loài thực vật nhưng tập trung nhiều nhất trong hạt ca cao. Chất này có vị đắng, và như chúng ta thấy nó là thành phần chính có mặt trong các sản phẩm sô-cô-la cũng như một số loại thực phẩm khác.
Công thức hóa học của Theobromine.
Năm 1841, nhà hóa học người Nga Alexander Workresensky lần đầu tiên phát hiện theobromine trong hạt cà phê. Về sau, theobromine được tổng hợp lần đầu tiên từ xanthine bởi nhà hóa học người Đức Hermann Emil Fischer.
Cấu trúc hóa học của theobromine rất giống caffeine, đều được làm bằng carbon, hydro và oxy nguyên tử với 4 nguyên tử nitơ trong cấu trúc. Tuy nhiên, khác với caffeine, theobromine có ba nhóm methyl thay vì hai như caffeine. Ngoài ra, dù có tác động ảnh hưởng tương tự caffeine nhưng theobromine không ảnh hưởng đến cơ thể thông qua kích thích hệ thần kinh trung ương mà nó gây ra thư giãn cơ bắp của mô cơ trơn.
Do đặc tính có thể làm cho cơ thể cảm thấy no và ngăn chặn cảm giác thèm ăn nên theobromine là thành phần phổ biến trong các sản phẩm năng lượng tăng cường bổ sung dinh dưỡng và các sản phẩm giảm cân. Theobromine nói chung là an toàn với con người nhưng nếu dùng trong thời gian dài hoặc cấp tính với số lượng lớn, đặc biệt là ở người già có thể đưa đến trường hợp ngộ độc theobromine.
Theobromine được tìm thấy nhiều nhất trong sô-cô-la.
Trong cơ thể, theobromine được chuyển hóa trực tiếp ở gan. Cụ thể, theobromine được chuyển hoá thành Xanthine, sau đó sẽ tiếp tục chuyển hóa thành Acid methyl uric, Enzyme bao gồm CYP1A2 và CYP2E1.
ừ trước năm 1916, theobromine đã được đưa vào sử dụng trong điều trị bệnh phù (thừa nước ở những phần trong cơ thể), bệnh viêm họng. Bên cạnh đó, qua ghi nhận, theobromine được dùng điều trị cho những bệnh lý bao gồm xơ cứng động mạch, chứng đau thắt ngực, tăng huyết áp. Đặc biệt, các bác sĩ có thể sử dụng theobromine (theo quy định) như một thuốc giãn mạch để làm giảm các triệu chứng của cơn đau thắt ngực theo cơ chế tác động lên các dây thần kinh trong các tĩnh mạch, và làm cho chúng thư giãn để cho phép máu chảy.
Theobromine kích thích nới lỏng cơ phế quản giúp giảm các triệu chứng hen suyễn
Trong y học hiện đại, theobromine được dùng làm thuốc vasodilator, thuốc trợ tim. Tương lai theobromine có thể sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như ngăn ngừa ung thư đã được công nhận. Tuy nhiên công dụng này cần phải nghiên cứu nhiều hơn.
Dưới đây là những công dụng được đánh giá cao của theobromine:
Theobromine rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tuy nhiên tác dụng này của theobromine sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người và tùy mức độ nhạy cảm. Theobromine hoạt động như một chất kích thích cơ tim và thuốc giãn mạch giúp mở rộng các mạch máu, từ đó điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ máu lưu thông khỏe mạnh.
Ngoài việc cải thiện chức năng tim mạch, theobromine còn có khả năng duy trì chức năng phổi khỏe mạnh thông qua việc tăng lưu lượng khí đến phổi và giảm các triệu chứng hen suyễn. Theobromine cũng có tác dụng chống viêm nhẹ nhờ có vai trò trong việc ngăn chặn enzyme phosphodiesterase.
Trong sô-cô-la người ta tìm thấy một số chất như theobromine và phenylethylamine, đã được coi như một loại thực phẩm kích thích tình dục tự nhiên. Tuy công dụng này vẫn còn gây tranh luận vì chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng có thể do chúng có khả năng cải thiện tâm trạng, mức năng lượng và lưu lượng máu nên cải thiện ham muốn tình dục của người dùng.
Tiêu thụ sô-cô-la chứa theobromine mang lại cảm giác hưng phấn cũng như có thể chống trầm cảm mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tác dụng này không phải chỉ do thành phần theobromine mang lại mà còn kết hợp với các chất khác có trong sô-cô-la, đặc biệt là phenylethylamine.
Có cơ chế tương tự như caffeine, theobromine sẽ ngăn chặn các thụ thể adenosine và ức chế phosphodiesterase, mang lại tác dụng cải thiện hiệu suất tinh thần, động lực, tăng khả năng tập trung cũng như có thể làm giảm mệt mỏi cho người sử dụng.
Theobromine là một chất lợi tiểu tự nhiên, có tác dụng giúp giảm giữ nước và điều trị phù nề. Nghiên cứu còn cho thấy theobromine có thể làm tăng mức năng lượng, giảm đầy hơi và viêm. Theobromine có thể kiểm soát sự thèm ăn, hỗ trợ trao đổi chất cho cơ thể nên được ứng dụng vào mục đích giảm cân mang lại hiệu quả cao.
Theobromine là thành phần tạo nên sự hữu ích cho socola, cà phê, cacao. Trên thực tế, không nên bổ sung theobromine khi cơ thể của bạn không có nhu cầu bởi nếu tiêu thụ lượng theobromine quá nhiều có thể gây ra nguy cơ tử vong. Hiện nay vẫn không có liều lượng khuyến cáo cho việc bổ sung theobromine vào cơ thể, tuy nhiên bạn có thể bổ sung (khi cần thiết) với liều lượng 500mg/lần, 1-2 lần/ngày.
Theobromine từ khi được tìm thấy trong các loại thức ăn, chẳng hạn như sô cô la, trà, và các loại hạt cây cô la thì nó đã được sử dụng nhiều hơn. Tốt nhất bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày trước khi bạn bắt đầu uống/ăn bổ sung theobromine, để đảm bảo việc tiêu thụ an toàn.
Theobromine mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nên từ lâu thành phần này đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống.
Trong lĩnh vực thực phẩm, theobromine được tìm thấy trong các loại bánh, thức uống bao gồm ca cao, bột ca cao, ngũ cốc ca cao, bánh sô-cô-la, sô-cô-la bánh rán, kem sô-cô-la, sô-cô-la trứng và sữa sô-cô-la… Theobromine cũng có thể được tìm thấy trong trà (đen, không thêm đường) và hạt cola.
Trong lĩnh vực dược phẩm và y tế, theobromine được ứng dụng vào trong các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng giúp điều trị và bảo vệ sức khỏe.
Theobromine tuy mang lại một số lợi ích có giá trị nhưng chất này cũng có những tác dụng phụ nhất định như đã đề cập bên trên. Chúng ta có thể bị nhiễm độc theobromine, nhất là người già nếu dùng liều cao thành phần này.
Mặc dù theobromine đang được nghiên cứu với công dụng làm giảm các khuyết tật bẩm sinh, nhưng theobromine lại có thể là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, dù bổ sung theobromine là một thuốc lợi tiểu, nhưng trong một số trường hợp hợp chất này có thể làm cho lượng nước tiểu của bạn tăng lên.
Do đó, chỉ khi cần thiết và cơ thể có nhu cầu thì bạn mới nên bổ sung theobromine và chỉ nên dùng ở liều lượng nhất định cho phép.
https://sciencevietnam.com/kien-thuc-theobromine
https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/theobromine
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Theobromine