Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược chất/
  3. Zinc oxide

Zinc oxide: Thuốc bảo vệ da

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Zinc oxide

Loại thuốc

Thuốc bảo vệ da.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc mỡ Zinc oxide 46%.

Zinc oxide thường được dùng phối hợp với các hoạt chất khác trong các chế phẩm gồm nhiều vị thuốc, dưới các dạng: Kem dùng ngoài, hồ bôi, thuốc mỡ, đạn trực tràng, bột phấn trẻ em, băng dính.

Thuốc đặt trực tràng 10%;

Kem bôi: 10%; 11,3%; 13%; 22%; 30,6%;

Thuốc mỡ bôi ngoài da: 10%; 16%; 20%; 30%; 40%;

Thuốc dán: 20%; 40%;

Bột bôi ngoài da: 15%;

Dạng xịt tại chỗ: 10%; 25%;

Thuốc bôi: 11,3%

Chỉ định

Thuốc Zinc oxide chỉ định trong các trường hợp sau điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như:

  • Vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hóa, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang.
  • Điều trị hỗ trợ chàm (eczema).
  • Vết bỏng nông, không rộng.
  • Cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.
  • Trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tã lót, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vảy nến, loét giãn tĩnh mạch, ngứa.

Dược lực học

Dược lực học

Zinc oxide có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ và được dùng bôi tại chỗ để bảo vệ, làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ. Zinc oxide thường được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol để điều trị chàm. Zinc oxide phản xạ tia cực tím nên còn được dùng trong các thuốc bôi chống nắng.

Trong phần lớn các chế phẩm chứa Zinc oxide còn có những chất khác như titan oxide, bismuth oxide, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol... đặc biệt các chất mỡ có tính chất bít kín nên có thể dễ gây bội nhiễm.

Zinc oxide còn là nguyên liệu để làm một số loại xi măng nha khoa. Khi trộn với acid phosphoric, Zinc oxide tạo thành một vật liệu cứng mà thành phần chủ yếu là kẽm phosphat; vật liệu này trộn với dầu đinh hương hoặc eugenol dùng để hàn răng tạm thời.

Cơ chế

Zinc oxide hoạt động như một hàng rào vật lý để ngăn ngừa kích ứng da và giúp chữa lành làn da bị tổn thương.

Động lực học

Hấp thu

Zinc oxide bôi ngoài da không hấp thu đáng kể

Phân bố

Chỉ sử dụng tại chỗ, không hấp thu toàn thân.

Chuyển hoá

Chỉ sử dụng tại chỗ, không hấp thu toàn thân.

Thải trừ

Chỉ sử dụng tại chỗ, không hấp thu toàn thân.

Tương tác thuốc

Không có báo cáo đối với dạng dùng ngoài.

Chống chỉ định

Thuốc Zinc oxide chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần của chế phẩm, đặc biệt với pyrazol.
  • Tổn thương da bị nhiễm khuẩn.

Liều lượng & cách dùng

Liều dùng

Tổn thương trên da: Sau khi khử khuẩn, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên.

Chàm, nhất là chàm bị lichen hóa: Bôi một lớp dày chế phẩm (hồ nước) có chứa ichthammol, Zinc oxide, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày.

Đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: Bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có Zinc oxide, bismuth oxide, resorcin, sulphon, caraghenat vào hậu môn, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày.

Tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính, băng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch: Bôi phủ vết thương bằng chế phẩm có 20% Zinc oxide trong vaselin.

Cách dùng

Thuốc Zinc oxide dùng bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương

Tác dụng phụ

Thường gặp

Không có báo cáo.

Ít gặp

Không có báo cáo.

Hiếm gặp

Gây chàm tiếp xúc

Không xác định tần suất

Ngứa, phát ban da, làm tệ hơn tình trạng hăm tã.

Lưu ý

Lưu ý chung

  • Chỉ sử dụng ngoài da.
  • Trước khi dùng thuốc này không nên sử dụng Zinc oxide bôi tại chỗ nếu bị dị ứng với kẽm, dimethicone, lanolin, dầu gan cá, dầu khoáng, paraben, dầu khoáng hoặc sáp.
  • Thuốc bôi Zinc oxide không điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
  • Không dùng bằng đường uống. Thuốc bôi chỉ dùng ngoài da. Thuốc đặt trực tràng chỉ được sử dụng trong trực tràng.
  • Bôi đủ lượng thuốc này để bao phủ toàn bộ khu vực cần điều trị.
  • Điều trị da nứt nẻ, vết thương bỏng nhẹ hoặc các kích ứng da khác, sử dụng thuốc thường xuyên. Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị mụn và xoa nhẹ.
  • Rửa tay trước và sau khi đặt thuốc đạn trực tràng.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Không có báo cáo.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Không có báo cáo.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Không có báo cáo.

Quá liều

Quá liều Zinc oxide và xử trí

Quá liều và độc tính

Dạng dùng ngoài nên quá liều là không thể trừ trường hợp cố tình hoặc vô tình uống nhầm.

Ngộ độc Zinc oxide gây ra các triệu chứng sau: Sốt, ớn lạnh, ho, bệnh tiêu chảy, miệng và cổ họng bị kích ứng, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, da và mắt vàng.

Hầu hết các tác hại của Zinc oxide đến từ việc hít thở ở dạng khí của Zinc oxide tại các khu công nghiệp trong ngành hóa chất hoặc hàn.

Dẫn đến một tình trạng được gọi là sốt khói kim loại. Các triệu chứng của sốt khói kim loại bao gồm vị kim loại trong miệng, sốt, nhức đầu, đau ngực và khó thở. Các triệu chứng bắt đầu khoảng 4 đến 12 giờ sau khi hít phải khói và có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho phổi.

Cách xử lý khi quá liều

Cho bệnh nhân uống nước hoặc sữa ngay lập tức, không cho uống nước hoặc sữa nếu bệnh nhân bị nôn hoặc mất tỉnh táo.

Nếu hít phải di chuyển bệnh nhân đến nơi thoáng khí.

Điều trị triệu chứng, bao gồm:

  • Than hoạt tính
  • Hỗ trợ thở nếu hít phải khói Zinc oxide
  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Thuốc nhuận tràng
  • Rửa da và mắt khi Zinc oxide chạm vào các mô này và chúng bị kích ứng hoặc sưng tấy.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nguồn tham khảo