Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ hô hấp/
  4. Thuốc chống sung huyết mũi & các chế phẩm khác dùng cho mũi
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)
Thương hiệu: Merap

Thuốc xịt mũi Adacast Meraplion điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết và mất mùi, viêm mũi xoang (60 liều)

000405040 đánh giá0 bình luận

Chọn đơn vị tính

Hộp

Danh mục

Thuốc chống sung huyết mũi & các chế phẩm khác dùng cho mũi

Dạng bào chế

Hỗn dịch xịt mũi

Quy cách

Hộp

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần tập đoàn Merap

Số đăng ký

VD-36193-22

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc xịt mũi Adacast của Công ty Cổ phần Tập đoàn Merap, thành phần chính là Mometasone Furoate, là thuốc dùng để điều trị chứng viêm mũi theo mùa hoặc quanh năm; điều trị polyp mũi và các triệu chứng liên quan như sung huyết và mất mùi; điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm mũi xoang cấp; điều trị hỗ trợ với kháng sinh trong đợt viêm xoang cấp.

Nước sản xuất

Việt Nam

Thuốc xịt mũi Adacast là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc xịt mũi Adacast

Thành phần cho 0.1ml

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Mometasone furoate

50mcg

Công dụng của Thuốc xịt mũi Adacast

Chỉ định

Thuốc xịt mũi Adacast được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng viêm mũi theo mùa hoặc quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Ở những bệnh nhân có tiền sử viêm mũi dị ứng theo mùa với triệu chứng trung bình đến nặng, nên điều trị dự phòng với Adacast từ 2 đến 4 tuần trước khi bắt đầu mùa phấn hoa.
  • Điều trị polyp mũi và các triệu chứng liên quan như sung huyết và mất mùi ở bệnh nhân người lớn ≥ 18 tuổi.
  • Điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm mũi xoang cấp ở bệnh nhân ≥ 12 tuổi mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm khuẩn nặng.
  • Thuốc cũng được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân ≥ 12 tuổi như điều trị hỗ trợ với kháng sinh trong đợt viêm xoang cấp.

Dược lực học

Nhóm dược lý trị liệu: Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid.

Mã ATC: RO1AD09.

Cơ chế tác dụng

Mometasone furoate là corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh. Cơ chế tác dụng chính xác của corticosteroid đối với viêm mũi dị ứng là chưa rõ. Corticosteroid đã được chứng minh có nhiều tác dụng đối với nhiều loại tế bào (tế bào mast, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào lympho) và các chất trung gian (histamins, eicosanoids, leukotrienes, cytokine) liên quan đến phản ứng viêm.

Trong nghiên cứu sử dụng chất kích thích kháng nguyên đường mũi, mometasone furoate thể hiện tác dụng chống viêm trong cả giai đoạn đáp ứng sớm và muộn. Điều này được chứng minh bằng hiện tượng giảm (so với giả dược) hoạt động histamine và bạch cầu ái toan, giảm (so với ban đầu) bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính và protein kết dính tế bào biểu mô. Ý nghĩa lâm sàng của hiện tượng này là chưa rõ ràng.

Tác dụng của thuốc xịt mũi mometasone furoate trên niêm mạc mũi sau 12 tháng điều trị đã được theo dõi trên 46 bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Không thấy có bằng chứng về hiện tượng teo và có giảm rõ rệt việc tăng bạch cầu ái toàn trong biểu mô và thâm nhiễm tế bào viêm (bạch cầu ái toan, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tế bào plasma).

Đặc tính dược lực học

Chức năng tuyến thượng thận ở người trưởng thành: Bốn nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện trên người trưởng thành để đánh giá tác dụng của thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg ở các liều dùng khác nhau đối với chức năng tuyến thượng thận. Trong nghiên cứu thứ nhất, sử dụng thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg liều 200 và 400 mcg hàng ngày và 10 mg prednisone được so sánh với giả dược ở 64 bệnh nhân (22 đến 44 tuổi) bị viêm mũi dị ứng. Chức năng tuyến thượng thận trước và sau 36 ngày điều trị liên tiếp được đánh giá bằng cách đo nồng độ cortisol trong huyết tương sau 6 giờ truyền Cortrosyn và đo nồng độ cortisol trong nước tiểu sau 24 giờ. Kết quả cho thấy thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg ở cả liều 200 và 400 mcg dùng hàng ngày làm giảm nồng độ trung bình cortisol trong huyết tương hay nồng độ cortisol trong nước tiểu so với giả dược là không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó việc giảm đáng kể về mặt thống kê nồng độ cortisol trong huyết tương và nước tiểu đã được phát hiện trong nhóm điều trị bằng prednison so với nhóm sử dụng giả dược.

Nghiên cứu thứ hai đã đánh giá đáp ứng của tuyến thượng thận với thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg (liều dùng 400 và 1600 mcg/ngày), prednisone (10 mg/ngày) và giả được trên 48 tình nguyện viên nam (21 đến 42 tuổi). Diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian trong 24 giờ (AUC0-24) của cortisol trong và sau khi tiêm truyền Cortrosyn 8 giờ; nồng độ cortisol trong nước tiểu sau 24 giờ được xác định lúc trước và sau 29 ngày điều trị. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chức năng tuyến thượng thận sau khi sử dụng thuốc xịt mũi mometasone furoate so với giả dược.

Nghiên cứu thứ ba đã đánh giá về việc tăng liều sử dụng trên thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg (1000, 2000 và 4000 mcg/ngày), mometasone furoate đường uống (2000, 4000 và 8000 mcg/ngày), dexamethasone đường uống (200, 400 và 800 mcg/ngày) và giả dược ở 22 tình nguyện viên nam (từ 22 đến 39 tuổi). Các liều sử dụng cách nhau ít nhất 72 giờ. Xác định nồng độ cortisol trong huyết tương nối tiếp lúc 8 giờ sáng và trong 24 giờ mỗi lần điều trị để tính AUC0-24 ngoài ra theo dõi nồng độ cortisol trong nước tiểu sau 24 giờ trước khi điều trị và sau khi dùng từng liều. Kết quả cho thấy không có sự giảm đáng kể về mặt thống kê AUC0-24 của cortisol trong huyết tương và nồng độ cortisol trong nước tiểu sau 24 giờ ở người tình nguyện sử dụng mometasone furoate đường uống và xịt mũi so với giả dược. Ngược lại, gần như tất cả các tình nguyện viên sử dụng dexamethasone đều xuất hiện sự bất thường về nồng độ cortisol lúc 8 giờ sáng (mức cortisol < 10 mcg/dL), giảm AUC0-24 của cortisol trong huyết tương và nồng độ cortisol trong nước tiểu sau 24 giờ so với nhóm sử dụng giả dược.

Nghiên cứu thứ tư đã đánh giá chức năng của tuyến thượng thận trên 213 bệnh nhân (từ 18 đến 81 tuổi) bị polyp mũi trước và sau 4 tháng điều trị bằng thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg (liều 200 mcg x 1 lần hoặc 2 lần/ngày) và giả dược bằng cách đo nồng độ cortisol trong nước tiểu 24 giờ. Kết quả cho thấy thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg ở cả 2 liều (200 và 400 mcg/ngày) làm giảm nồng độ cortisol trong nước tiểu 24 giờ so với giả dược là không có ý nghĩa thống kê.

Ba nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện trên bệnh nhân nhi để đánh giá tác dụng của thuốc xịt mũi mometasone furoate đối với chức năng tuyến thượng thận ở liều hàng ngày là 50, 100 và 200 mcg so với giả dược. Trong nghiên cứu đầu tiên, chức năng tuyến thượng thận trước và sau 7 ngày điều trị liên tiếp được đánh giá trên 48 bệnh nhi bị viêm mũi dị ứng (từ 6 đến 11 tuổi) bằng cách đo nồng độ cortisol trong huyết tương buổi sáng và nồng độ cortisol trong nước tiểu 24 giờ. Kết quả cho thấy thuốc xịt mũi mometasone furoate ở cả ba liều không làm giảm đáng kể về mặt thống kê nồng độ cortisol trong huyết tương hoặc trong nước tiểu 24 giờ so với giả dược. Trong nghiên cứu thứ hai, chức năng tuyến thượng thận trước và sau 14 ngày điều trị liên tiếp được đánh giá trên 48 bệnh nhi (từ 3 đến 5 tuổi) bị viêm mũi dị ứng bằng cách đo nồng độ cortisol trong huyết tương sau khi tiêm truyền Cortrosyn 30 phút. Kết quả cho thấy thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg ở cả ba liều (50, 100 và 200 mcg/ngày), không làm giảm đáng kể về mặt thống kê nồng độ cortisol trong huyết tương sau tiêm truyền Cortrosyn so với giả dược. Tất cả các bệnh nhân phản ứng bình thường với Cortrosyn. Trong nghiên cứu thứ ba, chức năng tuyến thượng thận trước và sau 42 ngày điều trị liên tục được đánh giá ở 52 bệnh nhân nhi bị viêm mũi dị ứng (tuổi từ 2 đến 5 tuổi), 28 người trong số đó đã dùng thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg mỗi bên mũi (tổng liều 100 mcg/ngày), bằng cách đo nồng độ cortisol huyết tương buổi sáng và nồng độ cortisol trong nước tiểu 24 giờ. Kết quả cho thấy thuốc xịt mũi mometasone furoate không làm giảm đáng kể về mặt thống kê nồng độ cortisol huyết tương hoặc trong nước tiểu 24 giờ so với giả dược.

Dược động học

Hấp thu

Mometasone furoate sử dụng dưới dạng hỗn dịch xịt mũi có sinh khả dụng toàn thân rất thấp (< 1% trong huyết tương), sử dụng phương pháp định lượng có độ nhạy cao với giới hạn định lượng là 0,25 pg/ml).

Phân bố

Trên in vitro, liên kết protein - mometasone được báo cáo là 98% - 99% trong khoảng nồng độ từ 5 - 500 ng/ml.

Chuyển hóa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất cả lượng mometasone được nuốt và hấp thu đều trải qua quá trình chuyển hóa mạnh bước đầu tạo ra nhiều chất chuyển hóa. Không có chất chuyển hóa chính được phát hiện trong huyết tương. Theo in vitro, một trong các chất chuyển hóa được hình thành là 6ß-hydroxymometasone furoate. Trong microsome gan người, sự hình thành chất chuyển hóa được điều hòa bởi CYP3A4.

Thải trừ

Mometasone furoate được bài tiết chủ yếu qua mật và một phần giới hạn qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa.

Cách dùng Thuốc xịt mũi Adacast

Cách dùng

Chỉ dùng xịt mũi.

Trước khi sử dụng, tiến hành mồi bơm bằng cách hướng vòi xịt ra xa và xịt cho đến khi thấy phun sương đồng nhất (khoảng 8 - 10 nhát xịt). Lắc kỹ bình xịt trước mỗi lần dùng.

  1. Hỉ mũi sạch, lắc chai thuốc, mở nắp bảo vệ.
  2. Bịt một bên lỗ mũi, đưa đầu xịt vào lỗ mũi bên kia, hơi nghiêng đầu về phía trước, giữ chai thuốc thẳng đứng. Hít vào nhẹ nhàng qua mũi, trong khi hít vào thì xịt thuốc theo liều chỉ định. Thở ra qua miệng.
  3. Tương tự, xịt thuốc vào bên mũi kia.
  4. Dùng khăn sạch lau sạch đầu xịt thuốc, đậy nắp bảo vệ lại.

Vệ sinh đầu xịt:

Tháo nắp bảo vệ và phần đầu xịt bằng cách rút thẳng (Không cố gắng mở chai xịt bằng cách dùng các vật sắc nhọn vì có thể làm hỏng chai xịt dẫn đến không nhận được liều thuốc chính xác). Rửa sạch đầu xịt và nắp bảo vệ với nước ấm sau đó xả dưới vòi nước. Để khô hoàn toàn trong không khí trước khi lắp lại.

Liều dùng

Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm

Người lớn và thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: Liều đề nghị thông thường để dự phòng và điều trị là 2 nhát xịt cho mỗi bên mũi, 1 lần/ngày. Khi đã kiểm soát được triệu chứng thì giảm liều xuống 1 nhát xịt cho mỗi bên mũi có thể có hiệu quả duy trì. Nếu không kiểm soát triệu chứng tốt thì nên tăng đến liều tối đa là 4 nhát xịt cho mỗi bên mũi/ngày, nên giảm liều sau khi kiểm soát được triệu chứng. Tác dụng đáng kể trên lâm sàng xuất hiện sớm sau 12 giờ dùng liều đầu tiên.

Trẻ từ 2 đến 11 tuổi: Liều đề nghị thông thường là 1 nhát xịt cho mỗi bên mũi, 1 lần/ngày. Người lớn nên giúp trẻ khi dùng thuốc.

Polyp mũi

Người lớn ≥ 18 tuổi: Liều đề nghị thông thường là 2 nhát xịt cho mỗi bên mũi x 2 lần/ngày. Nếu đã kiểm soát triệu chứng tốt, nên giảm liều xuống 2 nhát xịt cho mỗi bên mũi, 1 lần/ngày.

Viêm mũi xoang cấp

Người lớn và thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: Liều đề nghị thông thường là 2 nhát xịt cho mỗi bên mũi x 2 lần/ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng trở nên xấu đi trong thời gian điều trị.

Điều trị hỗ trợ trong các đợt viêm xoang cấp

Người lớn và thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: Liều đề nghị thông thường là 2 nhát xịt mỗi bên mũi x 2 lần/ngày. Nếu không kiểm soát triệu chứng tốt có thể tăng đến 4 nhát xịt cho mỗi bên mũi x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Sử dụng quá liều corticosteroid có thể dẫn đến ức chế chức năng trục HPA. Do sinh khả dụng toàn thân của mometasone furoate khi dùng xịt mũi < 1% nên các trường hợp quá liều thường không yêu cầu điều trị mà chỉ cần theo dõi, sử dụng tiếp liều kê đơn thích hợp.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:

Tổng kết các dữ liệu về tính an toàn

Chảy máu cam thường tự khỏi và ở mức độ nhẹ, xảy ra với tần suất cao hơn so với giả dược (5%), nhưng với tỷ lệ tương đương hoặc thấp hơn khi so sánh với các corticosteroid dùng đường mũi (gần 15%) đã được báo cáo trong nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Tỷ lệ mắc tất cả các tác dụng phụ khác có thể so sánh được với giả dược. Ở những bệnh nhân được điều trị polyp mũi, tỷ lệ mắc các tác dụng phụ tương tự như ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Tác động toàn thân của corticosteroid đường mũi có thể xảy ra đặc biệt khi được kê ở liều cao trong thời gian kéo dài.

Tóm tắt các tác dụng không mong muốn

Các phản ứng bất lợi liên quan đến điều trị (≥ 1%) được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi và các nghiên cứu hậu mãi được trình bày dưới đây. Các tác dụng không mong muốn được liệt kê theo hệ thống cơ quan MedDRA. Đối với mỗi cơ quan, các tác dụng không mong muốn được xếp hạng bởi tần suất. Tần suất được phân loại như sau: Rất thường gặp (≥ 1/10); thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10); ít gặp (≥ 1/1000 đến < 1/100). Tần suất của các tác dụng không mong muốn trong nghiên cứu hậu mãi được xem như là “không được biết đến" (không thể ước tính từ các dữ liệu có sẵn).

Rất thường gặp

  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Chảy máu cam (ghi nhận với liều 2 lần mỗi ngày dùng cho polyp mũi).

Thường gặp

  • Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: Viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên (ghi nhận với tần suất ít gặp với liều 2 lần mỗi ngày dùng cho polyp mũi).
  • Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Chảy máu cam, nóng rát mũi, kích ứng mũi, loét mũi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Kích ứng họng (ghi nhận với liều 2 lần mỗi ngày dùng cho polyp mũi).

Không được biết đến

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản và khó thở.
  • Rối loạn về mắt: Tăng nhãn áp, tăng áp lực nội nhãn, đục thủy tinh thể, nhìn mờ.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Thủng vách ngăn mũi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn vị giác và khứu giác.

Trẻ em

Đối với trẻ em, tỷ lệ các tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng, ví dụ như, chảy máu cam (6%), đau đầu (3%), kích ứng mũi (2%) và hắt hơi (2%) so với giả dược.

Báo cáo các tác dụng không mong muốn nghi ngờ

Báo cáo các tác dụng không mong muốn nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép là rất quan trọng. Điều này cho phép tiếp tục kiểm soát cân bằng lợi ích/nguy cơ của sản phẩm thuốc. Các nhân viên y tế cần báo cáo bất cứ tác dụng không mong muốn nghi ngờ thông qua hệ thống báo cáo ADR quốc gia.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc xịt mũi Adacast chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với mometasone furoate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:

Ảnh hưởng tại mũi

Chảy máu cam: Trong các nghiên cứu lâm sàng, chảy máu cam xảy ra ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sử dụng mometasone furoate với tần suất cao hơn so với dùng giả dược.

Nhiễm nấm Candida: Trong các nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên thuốc xịt mũi mometasone furoate, có xuất hiện nhiễm nấm Candida albicans khu trú tại mũi và hầu họng. Khi nhiễm nấm như vậy, nên ngừng sử dụng mometasone furoate và sử dụng liệu pháp điều trị tại chỗ hoặc toàn thân nếu cần thiết.

Thủng vách ngăn mũi: Rất hiếm các trường hợp thủng vách ngăn mũi đã được báo cáo khi sử dụng corticosteroid đường mũi. Cũng như các thuốc điều trị kéo dài tại khoang mũi khác, bệnh nhân sử dụng thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn nên được kiểm tra định kỳ để xác định những thay đổi có thể xuất hiện tại niêm mạc mũi.

Chậm lành vết thương: Do tác dụng ức chế của corticosteroid trong việc chữa lành vết thương, những bệnh nhân bị viêm loét vách ngăn mũi, phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi không nên sử dụng corticosteroid mũi cho đến khi lành vết thương.

Tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể

Bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể được báo cáo khi sử dụng corticosteroid toàn thân và tại chỗ (bao gồm cả đường trong mũi, hít, trong mắt). Cân nhắc cho bệnh nhân khám nhãn khoa trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường ở mắt khi sử dụng kéo dài thuốc Adacast.

Phản ứng quá mẫn

Phản ứng quá mẫn bao gồm cả các trường hợp thở khò khè có thể xảy ra sau khi sử dụng mometasone furoate. Ngừng sử dụng thuốc nếu xảy ra các phản ứng như vậy.

Ức chế miễn dịch

Nên sử dụng thuốc một cách thận trọng ở những bệnh nhân bị nhiễm lao thể hoạt động hoặc thể ẩn đường hô hấp, hoặc nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus toàn thân chưa được điều trị hoặc herpes simplex ở mắt. Bệnh nhân đang dùng corticosteroid ức chế miễn dịch mạnh nên được cảnh báo về nguy cơ phơi nhiễm với một số bệnh nhiễm trùng (ví dụ như thủy đậu, sởi) và tầm quan trọng của việc xin tư vấn của bác sĩ nếu tiếp xúc với nhiễm khuẩn trên.

Ảnh hưởng đến trục HPA

Khi sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid với liều cao hơn liều khuyến cáo hoặc ở những người nhạy cảm với liều khuyến cáo, có thể xuất hiện tác dụng corticosteroid toàn thân như tăng huyết áp và ức chế tuyến thượng thận. Nếu xảy ra những thay đổi trên, nên ngừng sử dụng thuốc xịt mũi Adacast một cách từ từ, phù hợp với hướng dẫn được áp dụng cho việc ngừng sử dụng thuốc corticosteroid đường uống.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Corticosteroid có thể làm giảm tốc độ phát triển khi dùng cho bệnh nhân nhi. Theo dõi sự phát triển thường xuyên của bệnh nhân nhi khi sử dụng thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg. Để giảm thiểu tác dụng toàn thân của corticosteroid dùng đường mũi, bao gồm cả thuốc xịt mũi Adacast, nên bắt đầu điều trị cho bệnh nhân với liều thấp nhất để kiểm soát các triệu chứng 1 cách hiệu quả.

Thuốc chứa benzalkonium chloride có thể gây kích ứng mũi.

Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai

Tham khảo ý kiến bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích khi sử dụng thuốc. Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Phụ nữ cho con bú

Chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Chưa có nghiên cứu tương tác thuốc chính thức nào được thực hiện với thuốc xịt mũi mometasone furoate 50 mcg.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mometasone furoate được chuyển hóa chủ yếu ở gan tạo thành nhiều chất chuyển hóa. Các nghiên cứu in vitro đã xác định vai trò chính của Cytochrom P450 3A4 trong quá trình chuyển hóa mometasone furoate. Sử dụng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 có thể ức chế chuyển hóa và tăng phơi nhiễm toàn thân với mometasone furoate và có khả năng làm tăng nguy cơ tác dụng phụ toàn thân của corticosteroid. Cần thận trọng khi xem xét việc dùng chung thuốc xịt mũi Adacast với các chất ức chế CYP3A4 mạnh (ví dụ: Ketoconazole, ritonavir, các sản phẩm có chứa cobicistat, atazanavir, clarithromycin, indinavir, Itraconazole, nefazodone, nelfinavir, saquinavir, telithromycin).

Cân nhắc lợi ích của việc sử dụng thuốc đồng thời so với nguy cơ xuất hiện tác dụng toàn thân của corticosteroid. Trong trường hợp đó bệnh nhân cần được theo dõi tác dụng phụ toàn thân của corticosteroid.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30⁰C, không đông lạnh.

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết ChungĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc xịt mũi Adacast thuộc nhóm dược lý nào và thuộc mã ATC nào?

    Thuốc xịt mũi Adacast thuộc nhóm dược lý trị liệu: Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid, mã ATC: RO1AD09.

  • Quá liều thuốc xịt mũi Adacast có thể gây những tác dụng phụ nào?

    Sử dụng quá liều thuốc xịt mũi Adacast có thể dẫn đến ức chế chức năng trục HPA.

  • Thuốc xịt mũi Adacast có gây tác dụng phụ liên quan đến rối loạn tiêu hóa không?

    Thuốc xịt mũi Adacast có thể gây ra tác dụng phụ liên quan đến rối loạn tiêu hóa cụ thể như sau: Kích ứng họng (thường gặp), rối loạn vị giác và khứu giác (không được biết đến).

  • Thuốc xịt mũi Adacast có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng liên quan đến polyp mũi không?

    Thuốc xịt mũi Adacast có hiệu quả trong việc điều trị polyp mũi và các triệu chứng liên quan như sung huyết và mất mùi.

  • Thuốc xịt mũi Adacast chứa thành phần gì?

    Thuốc xịt mũi Adacast chứa thành phần chính là Mometasone Furoate 50 mcg. Thành phần tá dược gồm có Microcrystalline cellulose và sodium carboxymethylcellulose, glycerin, citric acid monohydrate, trisodium citrate dihydrate, polysorbate 80, benzalkonium chloride, nước cất.

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • HT

    diệp hân trần

    địa chỉ 235B Cách Mạng Tháng 8, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương có thuốc adacast này kg ạ
    6 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Khánh LinhQuản trị viên

      Chào bạn Diệp Hân Trần,

      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      6 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • 0

    0369xxxxxx

    0369xxxxxx
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Ngọc NhiQuản trị viên

      Chào bạn,
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CT

    C TUYỀN

    cho mình hỏi thuốc này còn ko vậy
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoQuản trị viên

      Chào Chị Tuyền,
      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AH

    ANH HIẾU

    ở buôn ma thuột chi nhánh long châu nào có bán nhỉ
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Bùi Duy CườngQuản trị viên

      Chào anh Hiếu,

      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • K

    Khánh

    xin giá?
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoQuản trị viên

      Chào bạn Khánh,
      Dạ sản phẩm có giá 105,000 ₫/ hộp
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời