Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Siro bổ |
Dạng bào chế | Dung dịch uống |
Quy cách | Hộp |
Thành phần | Sắt (III) hydroxyd polymaltose |
Nhà sản xuất | CÔNG TY CP DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HÀ NAM |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-33715-19 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Thuốc Exopan là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hà Nam, có thành phần chính là Sắt (III) hydroxyd polymaltose. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị thiếu sắt tiềm ẩn và thiếu máu do thiếu sắt; điều trị dự phòng thiếu sắt để đáp ứng theo liều khuyến cáo hàng ngày (RDA) ở phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, thanh niên, phụ nữ chuẩn bị có thai và người lớn (như người ăn chay và người cao tuổi). |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc Exopan 50mg/ml là gì ?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thành phần cho 1ml
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Sắt (III) hydroxyd polymaltose | 50mg |
Thuốc Exopan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Thuốc giúp điều trị thiếu sắt tiềm ẩn và thiếu máu do thiếu sắt (có biểu hiện thiếu sắt).
Điều trị dự phòng thiếu sắt để đáp ứng theo liều khuyến cáo hàng ngày (RDA) ở phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, thanh niên, phụ nữ chuẩn bị có thai và người lớn (như người ăn chay và người cao tuổi).
Thiếu sắt có thể dẫn đến các triệu chứng chung như: Tăng mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn, đau đầu, chán ăn, suy yếu miễn dịch, nổi mề đay, da khô, tóc và móng tay dễ gãy.
Phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose.
Nhóm dược lý: Vitamin và khoáng chất/ thuốc trị thiếu máu.
Mã ATC: B03AB05.
Các muối sắt, bao gồm cả sắt (III) hydroxyd polymaltose, có vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như dự phòng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể dự trữ sắt ở dạng ferritin và hemosiderin để tạo hemoglobin. Nhân sắt (III) hydroxyd của sắt (III) hydroxyd polymaltose được bao quanh bởi nhiều phân tử lớn có phân tử lượng khoảng 52300 dalton, lớn đến mức mà sự khuếch tán của nó qua màng niêm mạc ít hơn dạng muối sắt (II) khoảng 40 lần. Sắt trong nhân sắt (III) hydroxyd polymaltose được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin. Sắt (III) hydroxyd polymaltose khác biệt với dạng sắt (II) sulfat nhờ có độ an toàn cao và độc tính thấp do không có ion sắt tự do. Sắt (III) hydroxyd polymaltose là phức hợp của sắt (III) hydroxyd kết hợp với polymaltose. Dạng sắt không ion hóa của nó giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các loại muối sắt thông thường, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn, một điểm rất quan trọng trong điều trị dài hạn chứng thiếu máu thiếu sắt bằng các chế phẩm chứa sắt. Hiệu quả của sắt (III) hydroxyd polymaltose trong phòng ngừa và điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng.
Trị số hemoglobin tăng nhanh hơn khi dùng sắt (III) hydroxyd polymaltose so với các muối sắt thông thường. Khi dùng sắt (III) hydroxyd polymaltose đã thấy trị số hemoglobin tăng tới 0,8 mg/dl mỗi tuần. Thêm vào đó có sự tăng nhanh hơn hematocrit, MCV, sắt huyết thanh và ferritin.
Thiếu sắt có thể dẫn đến các triệu chứng chung như: Tăng mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn, đau đầu, chán ăn, suy yếu miễn dịch, nổi mề đay, da khô, tóc và móng tay dễ gãy.
Việc hấp thu của ion sắt (III) từ phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose là một quá trình sinh lý. Khi phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose tiếp xúc với các vị trí gắn kết với sắt trên bề mặt niêm mạc, nó sẽ giải phóng các ion sắt (III) và được vận chuyển chủ động vào trong tế bào niêm mạc nhờ một protein mang và sau đó liên kết với ferritin hay transferring. Các protein mang bao gồm mucin, intergrin và mobilferrin. Sắt được giải phóng từ các protein mang và được dự trữ ở các tế bào niêm mạc ở dạng ferritin hoặc được mang bởi các protein mang vào máu và tại đó được giải phóng để kết hợp với transferring.
Sinh khả dụng của phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương với muối sắt II ở động vật thí nghiệm và ở người về tổng hợp hemoglobin. Sinh khả dụng của sắt (III) hydroxyd polymaltose khi uống không bị ảnh hưởng bởi các thành phần của thức ăn như acid phytic, acid oxalic, tannin, natri alginat muối cholin, vitamin A, D3, E, dầu đậu tương và bột mì, không như các muối sắt thông thường. Sắt trong phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose đi vào
Thuốc có dạng dung dịch, dùng đường uống.
Lật ngược chai thẳng đứng để thuốc ra ngoài theo từng giọt. Nhẹ nhàng chạm vào chai cho giọt rơi xuống. Đừng lắc chai.
Nên uống trong hoặc ngay sau khi ăn. Exopan có thể sử dụng cùng nước trái cây, nước rau hoặc thức ăn. Đổi màu nhẹ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Liều dùng hàng ngày có thể được chia thành các liều nhỏ hoặc dùng một lần.
Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt hoặc theo chỉ định của bác sỹ cho từng trường hợp cụ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt (có biểu hiện thiếu sắt): Điều trị trong khoảng 3-5 tháng cho đến khi giá trị hemoglobin trở lại bình thường, sau đó cần tiếp tục điều trị trong khoảng vài tuần với liều chỉ định cho chứng thiếu sắt tiềm ẩn để bổ sung lượng sắt dự trữ.
Thiếu sắt tiềm ẩn: Điều trị trong khoảng 1-2 tháng.
Thiếu máu do thiếu sắt (có biểu hiện thiếu sắt) | Thiếu sắt tiềm ẩn | Điều trị dự phòng (Liều khuyến cáo hàng ngày - RDA) | |
---|---|---|---|
Trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) | 10 - 20 giọt/ngày (25 - 50 mg sắt) | 6 - 10 giọt/ngày (15 - 25 mg sắt) | 2 - 4 giọt/ngày (5 - 10 mg sắt) |
Trẻ em (1-12 tuổi) | 20 - 40 giọt/ngày (50 - 100 mg sắt) | 10 - 20 giọt/ngày (25 - 50 mg sắt) | 4 - 6 giọt/ngày (10 - 15 mg sắt) |
Trẻ em (12 tuổi), người lớn và bà mẹ cho con bú | 40 - 120 giọt/ngày (100 - 300 mg sắt) | 20 - 40 giọt/ngày (50 - 100 mg sắt) | 4 - 6 giọt/ngày (10 - 15 mg sắt) |
Phụ nữ có thai | 80 - 120 giọt/ngày (200 - 300 mg sắt) | 40 giọt/ngày (100 mg sắt) | 20 - 40 giọt/ngày (50 - 100 mg sắt) |
Trẻ sinh non | 1-2 giọt/kg thể trọng hàng ngày trong 3-5 tháng (2,5-5 mg sắt) |
Mỗi 1 giọt tương ứng với 0,050 ml ~ 2,5 mg sắt. Mỗi 1 ml tương ứng với 20 giọt ~ 50 mg sắt.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chưa có trường hợp nào dùng Exopan quá liều được báo cáo. Exopan nói chung là an toàn.
Các nghiên cứu so sánh giữa sắt (II) sulfat và sắt (III) hydroxyd polymaltose trên chuột cũng xác định được LD50 của sắt (II) sulfat là 350 mg/kg, nhưng không thấy có mắc bệnh hay chết ở nhóm dùng sắt (III) hydroxyd polymaltose với các liều trên 1000 mg/kg. Sự hấp thu sắt của sắt (III) hydroxyd polymaltose ít hơn nhưng sắt (III) hydroxyd polymaltose có độ dung nạp với đường tiêu hóa tốt hơn, cùng với độ an toàn của sắt (III) hydroxyd polymaltose cao hơn, có thể có ý nghĩa quan trọng làm giảm nguy cơ quá liều sắt. Mặc dù sắt (III) hydroxyd polymaltose an toàn hơn các muối sắt (II) vô cơ, vẫn có thể xảy ra quá liều nhưng hiếm gặp. Triệu chứng quá liều sắt bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau vùng bụng, phân như hắc ín, mạch nhanh và yếu, sốt, hôn mê, co giật và tử vong. Cần cấp cứu ngay nếu bị quá liều sắt.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Exopan bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Những thuật ngữ sau đây được dùng để phân loại các phản ứng bất lợi dựa trên tần suất:
Hệ thống miễn dịch
Rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn chức năng da và mô dưới da:
Rối loạn hệ thần kinh:
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Exopan chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:
Dùng quá liều các thuốc chứa sắt có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 6 tuổi. Mặc dù Exopan là khá an toàn vì sắt (III) hydroxyd polymaltose có LD50 rất cao, nhưng phải để thuốc ngoài tầm tay trẻ em. Nếu lỡ dùng quá liều, gọi bác sĩ hoặc trung tâm chống độc ngay lập tức.
Các thuốc chứa sắt, kể cả sắt (III) hydroxyd polymaltose, có thể gây phản ứng dị ứng hoặc phản vệ. Nếu có phản ứng dị ứng, phải ngừng dùng Exopan ngay và áp dụng biện pháp cấp cứu.
Không nên dùng quá liều chỉ định. Việc điều trị thiếu máu phải theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Đôi khi có khó chịu ở đường tiêu hóa (như buồn nôn), có thể làm giảm thiểu bằng cách uống thuốc trong bữa ăn. Các thuốc chứa sắt có thể gây táo bón hay tiêu chảy.
Thận trọng khi dùng cho người có cơ địa dị ứng, suy gan hay suy thận.
Thận trọng khi dùng cho người nghiện rượu và người bị bệnh đường tiêu hóa như loét đường tiêu hóa, viêm ruột kết.
Chế phẩm có chứa đường saccharose, thận trọng với bệnh nhân có các di truyền hiếm gặp về vấn đề không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose.
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Sản phẩm được chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú trong các trường hợp có nguy cơ thiếu sắt.
Nghiên cứu trên chuột tương tác với tetracyclin, nhôm hydroxyd, acetylsalicy-late, sulfasalazine, calci carbonate, calci acetate, canxi photphat kết hợp với vitamin D3, bromazepam, magie aspartate, D-penicillinamine, methyldopa, paracetamol không được tìm thấy.
Tương tự như thế, không có tương tác giữa phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose với các thành phần như acid phytic, acid oxalic, tannin, natri alginat, cholin và muối, vitamin A, vitamin D3, vitamin E, dầu đậu nành, bột đậu nành. Có thể sử dụng chế phẩm ngay sau khi ăn.
Tương tác giữa sắt (III) hydroxyd polymaltose với tetracyclin hoặc nhôm hydroxyd được nghiên cứu trên 3 nghiên cứu ở người (thiết kế chéo, 22 bệnh nhân mỗi nghiên cứu). Không có sự giảm đáng kể trong việc hấp thu tetracyclin. Nồng độ của tetracyclin trong huyết tương không tăng quá hiệu quả điều trị. Sự hấp thu sắt từ phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose không bị giảm khi sử dụng cùng tetracyclin hoặc nhôm hydroxyd. Do đó, phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose có thể sử dụng cùng tetracyclin hoặc nhôm hydroxyd.
Phối hợp chế phẩm sắt đường tiêm và chế phẩm sắt đường uống không được khuyến cáo, vì làm giảm sự hấp thu của chế phẩm sắt đường uống. Chỉ nên sử dụng các chế phẩm sắt đường tiêm nếu sử dụng đường uống không hiệu quả.
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Trung bình
4
Lọc theo:
Cao Thị Ngọc Nhi
Chào Anh Long,
Dạ rất cảm ơn tình cảm của anh dành cho nhà thuốc FPT Long châu. Bất cứ khi nào anh cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn và đặt hàng.
Thân mến!
Lọc theo:
Lê Vi Thủy
Hữu ích
Phan Bội Thy
Chào bạn Lê Vi Thủy ,
Dạ Sắt Exopan có thể cho bé 4 tuổi uống sau ăn trưa. Tuy nhiên, sắt thường hấp thu tốt hơn khi bụng đói, nhưng nếu bé dễ bị kích ứng dạ dày, bạn có thể cho uống sau ăn để giảm khó chịu. Tránh cho bé uống sắt cùng với sữa hoặc các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể cản trở sự hấp thụ sắt.
Nhà thuốc xin thông tin đến bạn
Thân mến
Hữu ích
CHỊ TRÀ MY
Hữu ích
Trần Hà Ái Nhi
Chào chị Trà My,
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Chị Quỳnh
Hữu ích
Nguyễn Tiến Bắc
Chào chị Quỳnh,
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Tuyết
Hữu ích
Trần Hà Ái Nhi
Chào bạn Tuyết,
Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
A Long
Hữu ích
Cao Thị Ngọc Nhi
Chào anh Long,
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
A Long