Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tim mạch & tạo máu/
  4. Thuốc chống đau thắt ngực
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)
Thương hiệu: Davipharm

Viên nén Nisten-F 7,5mg DaViPharm điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực (4 vỉ x 7 viên)

000105270 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc chống đau thắt ngực

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 4 Vỉ x 7 Viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Hội chứng suy nút xoang, Suy gan, Huyết áp thấp, Nhồi máu cơ tim, Rối loạn nhịp tim, Nhồi máu cơ tim, Rối loạn nhịp tim, Block nhĩ thất

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

DAVI

Số đăng ký

VD-21061-14

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Nisten F là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Đạt Vi Phú (Davipharm), với dược chất chính là ivabradin, thuốc được dùng trong điều trị các bệnh tim mạch: Bệnh đau thắt ngực, bệnh mạch vành…

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Nisten-F 7,5mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Nisten-F 7,5mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ivabradine

7.5mg

Công dụng của Nisten-F 7,5mg

Chỉ định

Thuốc Nisten F được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Điều trị bệnh mạch vành.

Điều trị triệu chứng đau thắt ngực ổn định mạn tính ở bệnh nhân mạch vành với nhịp nút xoang bình thường. Ivabradin được dùng cho:

  • Bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với các thuốc chẹn beta.
  • Phối hợp với thuốc chẹn beta ở bệnh nhân không kiểm soát được với thuốc chẹn beta liều tối đa và bệnh nhân có nhịp tim trên 60 lần/phút.

Dược lực học

Ivabradin là một là một chất ức chế chọn lọc và đặc hiệu kênh f (If) ở nút xoang. Ivabradin ức chế dòng ion qua kênh f (If) dẫn đến làm giảm tần số tim đơn thuần mà không ảnh hưởng đến tính co thắt cơ, tính dẫn truyền, hay tái cực cơ tim, không ảnh hưởng đến trương lực mạch ngoại biên.

Đặc tính dược lực chính của ivabradin là giảm nhịp tim phụ thuộc liều dùng. Phân tích mức giảm nhịp tim ở liều 20 mg x 2 lần/ngày cho thấy xu hướng tác dụng bình nguyên phù hợp với giảm nguy cơ chậm nhịp tim dưới 40 lần/phút.

Ở liều thông thường, ivabradin làm nhịp tim giảm khoảng 10 lần/phút lúc nghỉ và gắng sức. Điều này giúp giảm tải cho tim và tiêu thụ oxy cơ tim. Ivabradin không ảnh hưởng đến sự dẫn truyền trong tim, tính co cơ tim hoặc tái phân cực tâm thất:

Trong các nghiên cứu điện sinh lý lâm sàng, ivabradin không có tác dụng trên thời gian dẫn truyền nhĩ - thất hoặc trong tâm thất hoặc khoảng qt được điều chỉnh.

Ở bênh nhân rối loạn thất trái (phân suất tống máu thất trái lvef 30 - 45%), ivabradin không có bất kỳ ảnh hưởng có hại nào đến lvef.

Dược động học

Ivabradin hấp thu hoàn toàn sau khi uống nhưng sinh khả dụng chỉ đạt khoảng 40% do qua chuyển hóa lần đầu. Nồng độ đỉnh đạt được sau khoảng 1 giờ khi bụng đói nhưng kéo dài thêm 1 giờ khi no và lượng hấp thu tăng khoảng 20 - 30%. Ivabradln gắn kết với protein huyết tương khoảng 70%.

Ivabradin chuyển hóa ở gan và ruột qua cytochrom P450 CYP3A4 thành chất chuyển hóa chính n - desmethyl - ivabradin (S - 18982). Chất này được chuyển hóa tiếp theo bởi CYP3A4. Ivabradin có thời gian bán thải khoảng 2 giờ. Các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu và phân. Khoảng 4% liều dùng xuất hiện trong nước tiểu ở dạng nguyên vẹn. Nghiên cứu trên động vât cho thấy Ivabradin có phân bổ vào sữa mẹ.

Cách dùng Nisten-F 7,5mg

Cách dùng

Thuốc Nisten F được dùng đường uống.

Liều dùng

Điều trị bệnh mạch vành

Liều khởi đầu thông thường: 5 mg x 2 lần/ngày. Sau 3 - 4 tuần có thể tăng lên 7,5 mg x 2 lần/ngày tùy vào đáp ứng điều trị. Nếu trong quá trình điều trị nhịp tim lúc nghỉ thường xuyên dưới 50 lần/ phút hoặc bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến chậm nhịp tim như chóng mặt, mệt mỏi, giảm huyết áp, nên điều chỉnh liều khoảng 2,5 mg x 2 lần/ngày.

Nên ngừng điều trị nếu nhịp tim vẫn duy trì dưới 50 lần/phút hoăc nhịp tim chậm kéo dài.

Đìều trị suy tim mạn tính

Chỉ dùng ivabradin cho bệnh nhân suy tim ổn định. Liều khởi đầu thông thường là 5 mg x 2 lần/ngày. Sau 2 tuần có thể tăng lên 7,5 mg x 2 lần/ngày nếu nhịp tim lúc nghỉ thường xuyên trên 60 lần/phút hoặc giảm xuống 2,5 mg x 2 lần/ngày nếu nhịp tim lúc nghỉ thường xuyên dưới 50 lần/phút hoặc bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến chậm nhịp tim như chóng mặt, mệt mỏi, giảm huyết áp.

Nếu nhịp tim khoảng 50 - 60 lần/phút, nên duy trì liều 5 mg x 2 lần/ngày.

Người già

Ở bệnh nhân ≥ 75 tuổi, nên bắt đầu dùng liều thấp (2,5 mg x 2 lần/ngày) trước khi tăng liều nếu cần thiết.

Suy thận

Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin trên 15 ml/phút. Không có dữ liệu sử dụng thuốc ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút. Do đó nên thận trọng.

Suy gan

Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ. Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy gan trung bình. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan nặng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Quá liều ivabradin có thể gây chậm nhịp tim nghiêm trọng và kéo dài. Trong trường hợp chậm nhịp tim cùng với dung nạp huyết động kém, có thể điều trị triệu chứng bằng cách dùng thuốc kích thích beta tiêm tĩnh mạch (isoprenalin). Có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời nếu cần thiết.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Nisten F, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Rất thường gặp

Đom đóm mắt.

Thường gặp

Nhức đầu (thường trong tháng điều trị đầu tiên), mờ mắt, chóng mặt, chậm nhịp tim, block nhĩ thất độ 1, ngoại tâm thu.

Không thường gặp

Tăng bạch cầu ưa eosin, tăng ure huyết, ngất, tim đập nhanh, giảm huyết áp, khó thở, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, phù mạch, nổi ban, chuột nút, suy nhược, mệt mỏi, tăng creatinin.

Hiếm gặp

Ban đỏ, ngứa, nổi mày đay, khó chịu.

Rất hiếm gặp

Rung tâm nhĩ, block nhĩ thất độ 2, block nhĩ thất độ 3, hội chứng suy nút xoang.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Nisten F chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với ivabradin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Nhịp tim lúc nghỉ dưới 60 lần/phút trước khi điều trị.

  • Sốc tim.

  • Nhồi máu cơ tim cấp tính.

  • Giảm huyết áp nặng (< 90/50 mmhg).

  • Suy gan nặng.

  • Hội chứng suy nút xoang.

  • Block xoang tâm nhĩ.

  • Suy tim cấp hoặc không ổn định.

  • Dùng máy tạo nhịp.

  • Đau thắt ngực không ổn định.

  • Block nhĩ - thất độ 3.

  • Phối hợp với các thuốc ức chế cytochrom P450 3A4 mạnh như thuốc kháng nấm azol (ketoconazol, itraconazol), kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin, erythromycin uống, josamycin, telithromycin), thuốc ức chế HIV protease (nelfinavir, ritonavir), nefazodon.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng

Loạn nhịp tim

  • Ivabradin không hiệu quả trong điều trị hoặc phòng ngừa loạn nhịp tim và dường như mất tác dụng khi xảy ra loạn nhịp nhanh (như nhịp nhanh thất hoặc trên thất). Do đó không nên dùng ivabradin ở bệnh nhân rung tâm nhĩ hoặc các loạn nhịp tim khác có ảnh hưởng đến chức năng nút xoang.
  • Bệnh nhân điều trị với ivabradin phải được theo dõi lâm sàng thường xuyên để phát hiện rung tâm nhĩ (liên tục hoặc kích phát), nên theo dõi điện tâm đó nếu có dấu hiệu trên lâm sàng. Nguy cơ rung tâm nhĩ cao hơn ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị với ivabradin. Rung tâm nhĩ thường gặp hơn ở bệnh nhân sử dụng đồng thời amiodaron hoặc thuốc chống loạn nhịp nhóm I.
  • Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân suy tim mạn tính với rối loạn dẫn truyền nội thất (phong bế bó nhánh trái, phong bế bó nhánh phải) và mất đồng bộ tâm thất.

Bệnh nhân block nhĩ thất độ 2

Không khuyên dùng ivabradin ở bệnh nhân block nhĩ thất độ 2.

Bệnh nhân nhịp tim chậm

Không sử dụng ivabradin ở bệnh nhân có nhịp tim lúc nghỉ dưới 60 lần/phút trước khi điều trị. Trong quá trình điều trị nên điều chỉnh giảm liều nếu nhịp tim lúc nghỉ thường xuyên dưới 50 lần/phút hoặc bênh nhân có triệu chứng liên quan đến chậm nhịp tim như chóng mặt, mệt mỏi, giảm huyết áp. Nên ngừng điều trị nếu nhịp tim vẫn duy trì dưới 50 lần/phút hoặc nhịp tim chậm kéo dài.

Phối hợp với các thuốc chẹn kênh calci

Không nên phối hợp ivabradin với các thuốc chẹn kênh calci làm giảm nhịp tim như verapamil hoặc diltiazem. Không có dữ liệu về an toàn khi phối hợp ivabradin với các nitrat và các thuốc chẹn kênh calci dihydropyridin như amlodipin.

Suy tim mạn tính

Phải ổn định tình trạng suy tim trước khi điều trị với ivabaradin. Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy tim độ IV theo NYHA do thiếu dữ liệu ở nhóm bệnh nhân này.

Sốc

Không sử dụng Ivabradin ngay sau khi xảy ra sốc.

Ảnh hưởng thị giác

Ivabradin ảnh hưởng đến chức năng của võng mạc. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng tác dụng có hại của thuốc trên võng mạc. Nên ngừng thuốc nếu bất kỳ tổn thương thị giác nào xảy ra. Nên thận trọng ở bệnh nhân viêm võng mạc sắc tố.

Bệnh nhân giảm huyết áp

Chưa có đầy đủ dữ liệu ở bệnh nhân giảm huyết áp nhẹ tới trung bình, do đó nên thận trọng ở những bệnh nhân này. Chống chỉ định ivabradin ở bệnh nhân giảm huyết áp nặng (< 90/50 mmhg).

Bệnh nhân bị hội chứng QT bẩm sinh hoặc đang điều trị với thuốc có khả năng kéo dài QT

Không nên sử dụng ivabradin ở bệnh nhân bị hội chứng QT bẩm sinh hoặc đang điều trị với thuốc có khả năng kéo dài QT. Nếu cần thiết phải phối hợp, phải theo dõi tim chặt chẽ.

Để xa tầm tay trẻ em.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Tuy nhiên, ivabradin có thể gây đom đóm mắt thoáng qua khi có sự thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng, đặc biệt khi lái xe ban đêm. Vì vậy nên thận trọng.

Thời kỳ mang thai 

Không sử dụng Ivabradin cho phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú

Không sử dụng Ivabradin cho phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp ivabradin với những thuốc có khả năng ức chế CYP3A4 như thuốc kháng nấm azol (ketoconazol, itraconazol), kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin, erythromycin uống, josamycin, telithromycin), thuốc ức chế HIV protease (nelfinavir, ritonavir) và nefazodon. Ketoconazol (200 mg một lần/ngày) và josamycin (1 g x 2 lần/ngày) làm tăng nồng độ huyết tương trung bình của ivabradin lên 7 - 8 lần. 

Không nên phối hợp Ivabradin với những thuốc có khả năng kéo dài QT như các thuốc tim mạch (quinidin, disopyramid, bepridil, sotalol, ibutilid, amiodaron), không phải thuốc tim mạch (pimozid, ziprasidon, sertindol, mefloquin, halofantrin, pentamidin, cisaprid, erythromycin tiêm tĩnh mach).

Thận trọng khi phối hợp:

  • Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình: Khi sử dụng đồng thời ivabradin với các thuốc ức chế CYP3A4 trung bình (như fluconazol), nên bắt đầu ở liều 2,5 mg x 2 lần/ngày nếu nhịp tim lúc nghỉ trên 60 lần/phút và phải theo dõi chặt chẽ.

  • Nước ép bưởi: Nồng độ ivabradin tăng khoảng 2 lần khi dùng chung với nước ép bưởi. Do đó không nên dùng nước ép bưởi khi điều trị với thuốc.

  • Thuốc cảm ứng CYP3A4: Thuốc cảm ứng CYP3A4 (như rifampicin, barbiturat, phenytoin, st. john's wort) có thể làm giảm nồng độ và tác dụng ivabradin. Có thể phải điều chỉnh liều dùng ivabradin. st. john's wort làm giảm một nửa nồng độ ivabradin, nên tránh phối hợp.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt đô không quá 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết ChungĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • T

    Trâm

    hộp này bao nhiêu thế
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoQuản trị viên

      Chào bạn Trâm,
      Dạ sản phẩm có giá 154,000 ₫/ hộp
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • H

    Hóa

    Nhiêu tiền
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoQuản trị viên

      Chào bạn Hóa,
      Dạ sản phẩm có giá 154,000 ₫/ hộp
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • H

    Hương

    Tôi muốn hỏi Nisten F còn hàng ko ạ
    6 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Ngọc Diệu TuyềnQuản trị viên

      Chào bạn Hương,

      Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!


      6 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • 0

    0389xxxxxx

    tôi muốn mua 30v thì giá như nào ạ?
    11 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Đặng Thị Cẩm TiênQuản trị viên

      Chào bạn,

      Dạ sản phẩm có giá 5,714 đồng/viên, 30 viên có giá 171,420 đồng ạ  . Dạ sẽ có tư vấn viên liên hệ tư vấn theo SĐT bạn đã để lại ạ.Thân mến!

      11 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • HT

    Hải trịnh

    giá bao nhiêu vậy ạ
    11 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Quang Ngọc DũngQuản trị viên

      Chào bạn Hải trịnh

      Dạ sản phẩm có giá 160,000 ₫ / hộp

      Dạ sẽ có dược sĩ liên hệ tư vấn theo SĐT bạn đã để lại ạ.Thân mến!

      11 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 4 bình luận