Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Bệnh mạch vành (CAD) là sự suy giảm lượng máu lưu thông qua các động mạch vành mà nguyên nhân chủ yếu là do các mảng xơ vữa. Chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng, test gắng sức, ECG, chụp động mạch vành. Điều trị bao gồm thuốc và các thủ thuật để giảm tình trạng thiếu máu cục bộ, phục hồi và cải thiện lưu lượng máu qua mạch vành.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tên của một nhóm các bệnh lý liên quan đến mạch vành (tim được cung cấp máu từ 3 mạch lớn gọi là mạch vành). Các mạch máu này bị tắc nghẽn hay hẹp do các mảng xơ vữa làm lưu lượng máu đến tim giảm.

Bệnh mạch vành có 2 loại:

  • Hội chứng động mạch vành cấp: Cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp do tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành (xơ vữa hoặc huyết khối).

  • Bệnh mạch vành mạn: Âm thầm và tiến triển trong thời gian dài. Triệu chứng chỉ xuất hiện và tăng lên khi động mạch vành bị hẹp nặng hơn theo thời gian.

Triệu chứng bệnh mạch vành

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mạch vành

Dấu hiệu thường gặp nhất là bệnh nhân có cơn đau thắt ngực hay khó thở khi gắng sức. Cảm thấy nghẹn, thắt, nặng trong lồng ngực ở bên trái hay sau xương ức, xảy ra khi hoạt động gắng sức, stress. Các cơn đau từ lồng ngực lan lên cổ, hai vai, hàm, tay trái hay sau lưng, thường kéo dài từ vài phút đến dưới 15 phút và giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc nitrate.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh mạch vành

Đột tử: 30 – 50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp bị đột tử trước khi được cấp cứu.

Suy tim.

Hở van tim nặng.

Rối loạn nhịp tim: Như block nhĩ thất (cần đặt các loại máy tạo nhịp), rung nhĩ, nhịp nhanh thất hay rung thất gây đột tử.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh mạch vành

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành

Theo thông thường, bệnh mạch vành là do:

  • Các mảng xơ vữa mạch vành: Sự lắng đọng cục bộ của các mảng lipid trong các động mạch vành trung bình và lớn.

  • Co thắt mạch vành (nguyên nhân này ít phổ biến hơn).

Rối loạn nội mạc mạch máu có thể làm gia tăng xơ vữa động mạch, góp phần làm co thắt mạch vành. Rối loạn nội mạc mạch máu được xem là nguyên nhân gây ra đau thắt ngực không có hẹp mạch vành hoặc co thắt mạch vành.

Nguyên nhân hiếm gặp hơn là tắc động mạch vành do huyết khối, phình mạch (bệnh Kawasaki), tách động mạch vành và viêm mạch máu (bệnh giang mai, lupus ban đỏ hệ thống).

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. MSD Manual

  2. Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/phau-thuat-bac-cau-dong-mach-vanh-giai-phap-toi-uu-giam-thieu-nguy-co-nhoi-mau-co-tim-169211215160727189.htm

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành có phải do di truyền không?

Bệnh mạch vành có thể có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh, nguy cơ của bạn cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nhiều yếu tố nguy cơ khác của bệnh mạch vành không liên quan đến di truyền. Những thói quen và lựa chọn lối sống hàng ngày, chẳng hạn như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, và kiểm soát căng thẳng, đều có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ phát triển bệnh mạch vành. Vì vậy, ngay cả khi có yếu tố di truyền, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua các lựa chọn lối sống lành mạnh.

Thay đổi lối sống tác động đến việc điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Bệnh mạch vành có thể chữa khỏi được không?

Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành?

Bệnh mạch vành có biến chứng nguy hiểm không?

Hỏi đáp (0 bình luận)