Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc hệ thần kinh/
  4. Thuốc thần kinh
Viên nén pms-Citalopram 20mg Pharmascience điều trị bệnh trầm cảm (3 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Pharmascience

Viên nén pms-Citalopram 20mg Pharmascience điều trị bệnh trầm cảm (3 vỉ x 10 viên)

000207770 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc thần kinh

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 3 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Suy thận

Nhà sản xuất

PHARMACIENCE

Nước sản xuất

Canada

Xuất xứ thương hiệu

Canada

Số đăng ký

VN-16863-13

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Pms - Citalopram 20 mg có chứa citalopram (dưới dạng citalopram hydrobromid) với công dụng điều trị bệnh trầm cảm trong giai đoạn đầu cũng như điều trị duy trì chống tái phát. Citalopram cũng được chỉ định điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ đám đông.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Viên nén pms-Citalopram 20mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Viên nén pms-Citalopram 20mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Citalopram

20mg

Công dụng của Viên nén pms-Citalopram 20mg

Chỉ định

Thuốc Pms - Citalopram 20 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh trầm cảm trong giai đoạn đầu cũng như điều trị duy trì chống tái phát.
  • Citalopram cũng được chỉ định điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ đám đông.

Dược lực học

Citalopram là một thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) chưa được mô tả, không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít đến việc hấp thu noradrenalin (NA), dopamin (DA) và gamma aminobutyric acid (GABA).

Ngược lại với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và một số các SSRIs mới, citalopram không có hoặc có ái lực rất thấp với một loạt các thụ thể bao gồm các thụ thể 5 - HT 1A, 5 - HT2, DA D1 và D2, α1 -, α2 -, β - adrenoceptors, histamin H1, muscarin cholinergic, benzodiazepin, và các thụ thể opioid.

Một loạt các thử nghiệm in vivo chức năng trong các cơ quan cách ly cũng như thử nghiệm in vivo chức năng đã xác nhận thiểu áp lực thụ thể. Việc không có ảnh hưởng lên các thụ thể có thể giải thích lý do tại sao citalopram ít gây ra các tác dụng phụ thường gặp như khô môi, rối loạn bàng quang và ruột, mờ mắt, buồn ngủ, độc tính trên tim và hạ huyết áp tư thế.

Dược động học

Hấp thu

Hấp thu gần như hoàn toàn và phụ thuộc vào lượng thức ăn (thời gian trung bình tối đa/trung bình là 3.8 giờ). Sinh khả dụng đường uống khoảng 80%.

Phân bố

Thể tích hấp thu biểu kiến (Vd) khoảng 12.3 L/kg. Citalopram và các chất chuyển hóa của nó gắn kết với protein huyết tương dưới 80%.

Chuyển hóa

Citalopram được chuyển hóa thành demethyl citalopram, didemethyl citalopram, citalopram - N - oxide hoạt hóa và một dẫn chất deaminated propionic acid không hoạt động. Tất cả các chất chuyển hóa hoạt động cũng như các SSRI, mặc dù yếu hơn so với hợp chất gốc. Citalopram dạng không đổi là hợp chất chủ yếu trong huyết tương.

Thải trừ

Thời gian bán thải (T 1⁄2 β) là khoảng 1,5 ngày và độ thanh thải citalopram toàn cơ thể (CLs) là khoảng 0,33 L/phút, và độ thanh thải đường uống (Cl oral) là khoảng 0,41 L/phút. Citalopram được bài tiết chủ yếu qua gan (85%) và phần còn lại (15%) qua thận. Khoảng 12% liều hàng ngày được bài tiết trong nước tiểu là citalopram dạng không đổi. Độ thanh thải của gan (còn lại) là khoảng 0,35 L/phút và độ thanh thải của thận là khoảng 0,068 L/ phút.

Cách dùng Viên nén pms-Citalopram 20mg

Cách dùng

Citalopram được dùng một liều duy nhất mỗi ngày. Có thể uống tại bất kỳ thời gian nào trong ngày mà không liên quan đến thức ăn.

Liều dùng

Người lớn

Các giai đoạn trầm cảm nặng

Liều khuyến cáo là 20 mg mỗi ngày. Nhìn chung, bệnh cải thiện sau một tuần, nhưng có thể chỉ cải thiện rõ từ tuần thứ hai sau khi điều trị.

Như tất cả các thuốc chống trầm cảm, nên xem xét và điều chỉnh liều, nếu cần, trong vòng từ 3 đến 4 tuần sau khi khởi đầu điều trị và sau khi đánh giá lâm sàng thích hợp. Nếu sau vài tuần điều trị với khuyến cáo mà đáp ứng không đủ, có thể tăng liều lên tối đa là 60 mg một ngày, mỗi lần tăng 20 mg tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Mặc dù có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn ở liều cao hơn. Nên điều chỉnh liều cẩn thận đối với từng bệnh nhân, để duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả. Bệnh nhân bị trầm cảm nên được điều trị tối thiểu trong 6 tháng để đảm bảo cắt được các triệu chứng.

Rối loạn hoảng sợ

Bệnh nhân nên được bắt đầu 10 mg/ngày và tăng dần mỗi 10 mg theo đáp ứng của bệnh nhân đến liều khuyến cáo. Liều khuyến cáo là 20 - 30 mg mỗi ngày. Nên khởi đầu liều thấp để giảm thiểu nguy cơ xấu đi của các triệu chứng hoảng sợ, chúng thường xảy ra sớm trong điều trị rối loạn này.

Nếu sau vài tuần điều trị với liều khuyến cáo mà đáp ứng không đủ, có thể tăng liều lên tối đa là 60 mg một ngày. Mặc dù có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn ở liều cao hơn. Nên điều chỉnh liều cẩn thận đối với từng bệnh nhân, để duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả.

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ nên điều trị đủ thời gian để đảm bảo cắt được các triệu chứng. Giai đoạn này có thể là vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Bệnh nhân lớn tuổi (> 65 tuổi)

Liều khuyến cáo mỗi ngày là 20 mg. Tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân, liều dùng có thể tăng lên đến tối đa là 40 mg mỗi ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các triệu chứng sau đây đã ghi nhận trong báo cáo quá liều của citalopram

Co giật, nhịp tim nhanh, buồn ngủ, QT kéo dài, hôn mê, nôn mửa, run, hạ huyết áp, ngừng tim, buồn nôn, hội chứng serotonin, kích động, nhịp tim chậm, chóng mặt, block nhánh bó, QRS kéo dài, tăng huyết áp, giãn đồng tử, xoắn đỉnh pointes, sững sờ, tiết mồ hôi, tím tái, tăng thông khí, sốt cao, và rối loạn nhịp nhĩ và thất.

Thay đổi trên ECG bao gồm cả nhịp nút, có thể khoảng QT kéo dài và phức hợp QRS rộng. Tử vong được báo cáo.

Nhịp tim chậm kéo dài với hạ huyết áp nặng và ngất cũng đã được báo cáo.

Hiếm khi, các biểu hiện của "hội chứng serotonin" có thể xảy ra trong nhiễm độc nặng, bao gồm thay đổi trạng thái tâm thần, thần kinh cơ hoạt động thái quá và mất ổn định tự động. Có thể có sốt cao và tăng nồng độ creatin kinase huyết thanh. Hủy cơ vân hiếm gặp.

Điều trị

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho citalopram.

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ và bao gồm duy trì thông khí tốt, theo dõi điện tâm đồ và các dấu hiệu sinh tồn cho đến khi ổn định.

Cân nhắc dùng than hoạt tính ở người lớn và trẻ em đã uống hơn 5 mg/kg trọng lượng cơ thể trong vòng 1 giờ. Dùng than hoạt tính 1⁄2 giờ sau khi uống citalopram đã được chứng minh là làm giảm hấp thu 50%.

Nhuận tràng thẩm thấu (như natri sulfat) và rửa dạ dày nên được cân nhắc.

Đặt nội khí quản nếu bệnh nhân giảm ý thức. Kiểm soát co giật bằng diazepam đường tĩnh mạch nếu co giật thường xuyên hoặc kéo dài.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Pms - Citalopram 20 mg bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Giảm cảm giác ngon miệng, giảm cân, kích động, giảm ham muốn tình dục, lo âu, căng thẳng, trạng thái lú lẫn, bất thường cực khoái (nữ), những giấc mơ bất thường, run, dị cảm, chóng mặt, rối loạn trong sự chú ý, ù tai, ngáp, tiêu chảy, nôn, táo bón, ngứa, đau cơ, đau khớp, bất lực, rối loạn xuất tinh, xuất tinh thất bại, mệt mỏi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Tăng cảm giác ngon miệng, tăng cân, hung hăng, mất nhân cách, ảo giác, hưng cảm, ngất, giãn đồng tử (có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp góc hẹp cấp tính).

  • Nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, mề đay, rụng tóc, phát ban, ban xuất huyết, nhạy cảm với ánh sáng, ứ nước tiểu, rong kinh, phù.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Hạ natri máu, động kinh lớn, rối loạn vận động, rối loạn vị giác, xuất huyết, viêm gan, sốt.

Không rõ tần suất

  • Giảm tiểu cầu, quá mẫn, phản ứng phản vệ, tiết ADH không thích hợp, hạ kali máu, hoảng sợ tấn công, nghiến răng, bồn chồn, ý định tự tử, hành vi tự tử, co giật, hội chứng serotonin rối loạn ngoại tháp, ngồi không yên, rối loạn vận động, rối loạn thị giác, QT - kéo dài, hạ huyết áp tư thế, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa (bao gồm cả xuất huyết trực tràng).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Pms - Citalopram 20 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs).

  • Một số trường hợp có các biểu hiện tương tự như hội chứng serotonin.

  • Citalopram không nên dùng cho bệnh nhân đang diều trị với MAOIs, kể cả selegillin, với liều hàng ngày vượt quá 10 mg/ngày.

  • Citalopram không nên dùng trong vòng 14 sau khi ngừng MAOI không thuận nghịch hoặc trong thời gian quy định sau khi ngừng một MAOI thuận nghịch (RIMA) như tờ hướng dẫn sử dụng của RIMA.

  • MAOIs không nên dùng trong vòng bảy ngày sau khi ngưng citalopram.

  • Citalopram bị chống chỉ định khi kết hợp với linezolid trừ khi có những phương tiện giám sát chặt chẽ và theo dõi huyết áp.

  • Citalopram không nên dùng đồng thời với pimozide.

Thận trọng khi sử dụng

Tự tử/ý nghĩ tự tử hoặc lâm sàng xấu đi

Trầm cảm liên quan với tăng nguy cơ ý nghĩ tự tử, làm hại bản thân, và tự tử (các biến có liên quan đến tự tử). Nguy cơ này vẫn còn cho đến khi bệnh thuyên giảm đáng kể. Khi bệnh không thể cải thiện trong vài tuần đầu điều trị, bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ cho đến khi cải thiện.

Nguy cơ tự tử có thể tăng trong giai đoạn đầu hồi phục. Các tình trạng tâm thần khác khi sử dụng citalopram cũng có thể có liên quan với tăng nguy cơ của các biến cố liên quan đến tự tử. Ngoài ra, những tình trạng này có thể là bệnh phối hợp với rối loạn trầm cảm nặng. Do do, các biện pháp đề phòng tương tự được xem xét khi điều trị các bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng bị các rối loạn tâm thần khác.

Bệnh nhân có tiền sử có các biến cố liên quan đến tự tử, hoặc những người có biểu hiện tự tử ở mức độ đáng kể trước khi bắt đầu điều trị có nguy cơ lớn hơn về ý nghĩ tự tử hoặc tự tử, và nên được theo dõi cân thận trong giai đoạn điều trị. Một phân tích meta của các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng tới giả dược của các thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trưởng thành bị rối loạn tâm thần cho thấy tăng nguy cơ của hành vi tự tử với thuốc chống trầm cảm so với giả dược ở bệnh nhân dưới 25 tuổi.

Giám sát chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao nên điều trị bằng thuốc đặc biệt là trong điều trị sớm và thay đổi liều sau đây. Bệnh nhân (và những người chăm sóc bệnh nhân) nên được cảnh báo về sự cần thiết để theo dõi bất kỳ tình trạng lâm sàng xấu đi, hành vi và ý nghĩ tự tử, hoặc những thay đồi bất thường trong hành vi và cần sự tư vấn y tế ngay lập tức nếu hiện diện những triệu chứng này.

Sử dụng ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi

Citalopram không nên sử dụng để điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Các hành vi liên quan đến tự tử (cố gắng tự tử và ý nghĩ tự tử) và thù địch (chủ yếu là hành vi gây hấn, chống đối và tức giận) đã được ghi nhận một cách thường xuyên hơn trong các thử nghiệm lâm sảng ở trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị với thuốc chống trầm cảm so với giả dược. Nếu cần điều trị theo nhu cầu lâm sàng, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận các triệu chứng tự tử.

Bệnh nhân lớn tuổi

Thận trọng khi sử dụng điều trị bệnh nhân lớn tuổi.

Suy chức năng gan - thận

Thận trọng khi sử dụng điều trị bệnh nhân suy chức năng gan thận.

Lo âu nghịch lý

Một số bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ có thể tăng các triệu chứng lo lắng khi bắt đầu điều trị với thuốc chống trầm cảm. Phản ứng nghịch lý này giảm xuống trong vòng hai tuần đầu điều trị. Dùng liều thấp khởi đầu để giảm tác dụng lo âu nghịch lý.

Hạ natri máu

Hạ natri máu, có thể là do bài tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH), đã được báo cáo như là một phản ứng bất lợi hiếm gặp khi sử dụng các SSRIs và thường hồi phục khi ngưng điều trị. Bệnh nhân nữ cao tuổi dường như có nguy cơ đặc biệt cao.

Chứng nằm ngồi không yên

Việc sử dụng SSRIs/SNRIs có liên quan với chứng nằm ngồi không yên, đặc trưng bởi khó chịu chủ quan hoặc lo lắng bồn chồn và cần di chuyển, thường kèm với không thể ngồi hoặc đứng yên. Những biểu hiện này có thể xảy ra trong vòng vài tuần đầu điều trị. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng, việc tăng liều có thể có hại.

Hưng cảm

Ở những bệnh nhân bị bệnh hưng trầm cảm, có thể thay đổi đến các giai đoạn hưng cảm. Nếu bệnh nhân vào một giai đoạn hưng cảm, nên ngưng citalopram.

Động kinh

Cơn động kinh là một nguy cơ tiềm tàng với các thuốc chống trầm cảm. Nên ngưng citalopram trong bất kỳ bệnh nhân nào có cơn động kinh. Citalopram nên tránh ở những bệnh nhân động kinh không ổn định và những bệnh nhân động kinh đã kiểm soát nên theo dõi cẩn thận. Nên ngưng citalopram nếu có sự gia tăng tần suất cơn co giật.

Đái tháo đường

Ở những bệnh nhân đái tháo đường, điều trị với SSRI có thể thay đổi kiểm soát đường huyết. Liều Insulin và/hoặc thuốc hạ đường huyết đường uống có thể cần phải điều chỉnh.

Tăng nhãn áp

Như các SSRI khác, citalopram có thể gây giãn đồng tử và nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp hoặc có tiền sử tăng nhãn áp.

Hội chứng serotonin

Trong vài trường hợp hiếm, hội chứng serotonin đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng SSRIs. Sự kết hợp của các triệu chứng như kích động, run, co cơ và tăng thân nhiệt có thể xác định tình trạng này. Nên ngưng citalopram ngay lập tức và điều trị triệu chứng.

Các thuốc tiết serotonin

Citalopram không nên sử dụng đồng thời với các thuốc có tác dụng serotonin như sumatriptan hoặc các triptans khác, tramadol, oxitriptan và tryptophan.

Xuất huyết

Vết bầm xuất huyết, xuất huyết phụ khoa, xuất huyết tiêu hóa và các xuất huyết ở da hoặc niêm mạc khác với SSRI. Cần thận trọng ở những bệnh nhân dùng SSRI, đặc biệt khi sử dụng đồng thời các hoạt chất được biết là có ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu hoặc các hoạt chất khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, cũng như ở những bệnh nhân có tiền sử các rối loạn xuất huyết.

ECT (Liệu pháp điện co giật)

Kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế khi sử dụng đồng thời SSRI và ECT, do đó nên thận trọng.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Citalopram có ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa phải đến khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc. Bệnh nhân sử dụng thuốc hướng tâm thần có thể giảm sự chú ý và tập trung do bệnh, và các thuốc hướng tâm thần có thể làm giảm khả năng phán đoán và phản ứng với các trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân nên được thông báo về những ảnh hưởng này và cảnh báo rằng khả năng điều khiển tàu xe hay vận hành máy móc có thể bị ảnh hưởng.

Thời kỳ mang thai

Citalopram có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lâm sàng cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Khuyến cáo nên thận trọng. Nếu điều trị với citalopram được xem là cần thiết, nên cân nhắc ngưng cho con bú.

Tương tác thuốc

Các kết hợp chống chỉ định

Ức chế MAO: Việc sử dụng đồng thời citalopram và ức chế MAO có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, kể cả hội chứng serotonin.

Các trường hợp phản ứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị SSRI kết hợp với thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOI), bao gồm các MAOI không thuận nghịch selegillin và MAOI thuận nghịch linezolid và moclobemide và ở những bệnh nhân đã ngưng SSRI gần đây và đã được bắt đầu với một MAOI.

Một số trường hợp có các biểu hiện tương tự như hội chứng serotonin. Các triệu chứng tương tác của hoạt chất với MAOI bao gồm: Kích động, run, co cơ, và tăng thân nhiệt.

Pimozid: Sử dụng đồng thời một liều đơn 2 mg pimozid cho các đối tượng được điều trị với racemic citalopram 40 mg/ngày trong 11 ngày làm tăng AUC và Cmax của pimozid, mặc dù không nhất quán trong nghiên cứu. Sử dụng đồng thời pimozid và citalopram làm tăng khoảng thời gian QTc trung bình khoảng 10 mili giây. Do sự tương tác đã lưu ý ở một liều thấp pimozid, sử dụng đồng thời citalopram và pimozid là chống chỉ định.

Các kết hợp cần thận trọng

Selegillin (chất ức chế chọn lọc MAO - B): Một nghiên cứu tương tác dược động học/dược lực học với việc sử dụng đồng thời citalopram (20 mg mỗi ngày) và selegillin (10 mg mỗi ngày) (một chất ức chế chọn lọc MAO - B) đã chứng minh không có tương tác có liên quan về mặt lâm sàng. Việc sử dung đồng thời citalopram và selegillin (với liều trên 10 mg mỗi ngày) là không được khuyến cáo.

Các thuốc tiết serotonin

Lithium và tryptophan: Không có tương tác dược lực học đã được tìm thấy trong các nghiên cứu lâm sàng, trong đó citalopram đã được dùng đồng thời với lithium. Tuy nhiên, đã có các báo cáo tăng tác dụng khi sử dụng SSRIs với lithium hoặc tryptophan và do đó việc sử dụng đồng thời citalopram với các thuốc này phải thận trọng. Theo dõi định kỳ nồng độ lithium nên được tiếp tục như thường lệ.

Sử dụng đồng thời với các thuốc tiết serotonin (như tramadol, sumatriptan) có thể dẫn đến tăng tác dụng liên quan đến 5 - HT.

Cho đến khi có nhiều nghiên cứu mới, việc sử dụng đồng thời của citalopram và các thuốc chủ vận 5 - HT, như sumatriptan và các triptans khác là không được khuyến cáo.

St John’s wort: Tương tác động giữa các SSRI và thảo dược St John's wort (Hypericum perforatum) có thể xảy ra, dẫn đến tăng tác dụng không mong muốn.

Tương tác dược động học chưa được điều tra

Xuất huyết: Thận trọng ở các bệnh nhân đang đượcđiều trị đồng thời với các thuốc chống đông máu, các thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu, như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), axit acetylsalicylic, dipyridamol, ticlopidin hoặc các thuốc khác (như thuốc chống trầm cảm không điển hình, các phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng) có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

ECT (Liệu pháp điện co giật): Chưa có nghiên cứu lâm sàng xác lập các nguy cơ hoặc khi sử dụng kết hợp ECT va citalopram.

Rượu: Không có tương tác dược động học hoặc dược lực học đã được nghiên cứu giữa citalopram và rượu. Tuy nhiên, không nên kết hợp citalopram và rượu.

Các thuốc gây QT kéo dài hoặc hạ kali máu/hạ magie máu

Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc các loại thuốc làm hạ kali máu/hạ magie máu khác do chúng cũng như citalopram, có khả năng làm kéo dài khoảng QT.

Các thuốc làm giảm ngưỡng động kinh: SSRI có thể làm giảm ngưỡng động kinh. Cần thận trọng khi dùng đồng thời các thuốc có khả năng hạ thấp ngưỡng động kinh (như các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, SSRIs, thuốc an thần (phenothiazin, thioxanthenes và butyrophenones), mefloquin, bupropion và tramadol).

Desipramin, imipramin: Trong một nghiên cứu dược động học đã được chứng minh không có ảnh hưởng trên nồng độ cả citalopram và imipramin, mặc dù nồng độ của desipramin, chất chuyển hóa chính của imipramin được tăng lên. Khi desipramin được kết hợp với citalopram làm tăng nồng độ desipramin huyết tương. Cần giảm liều desipramin.

Các thuốc an thần: Kinh nghiệm với citalopram đã không cho thấy có bất kỳ sự tương tác lâm sàng nào liên quan với thuốc an thần. Tuy nhiên, như với SSRI khác, không loại trừ khả năng tương tác dược động học.

Ảnh hưởng của các thuốc khác trên dược động học của citalopram

Sử dụng đồng thời với ketoconazol (chất ức chế CYP3A4 mạnh) không làm thay đổi dược động học của citalopram.

Một nghiên cứu tương tác dược động học của lithium và citalopram không cho thấy bất kỳ tương tác dược động học nào.

Cimetidin: Cimetidin, một chất ức chế enzym đã được biết, gây tăng nhẹ nồng độ trung bình ở trạng thái ổn định của citalopram. Cần thận trọng khi sử dụng citalopram liều cao trong kết hợp với cimetidine liều cao. Sử dụng đồng thời escitalopram (enantiomer hoạt hóa của citalopram) với 30 mg omeprazol một lần mỗi ngày (một chất ức chế CYP2C19) dẫn đến tăng nồng độ trung bình trong huyết tương của escitalopram (khoảng 50%).

Vì vậy, cần thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP2C19 (như omeprazol, esomeprazol, fluvoxamin, lansoprazol, ticlopidin) hoặc cimetidin. Giảm liều của citalopram có thể là cần thiết dựa trên việc theo dõi các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị đồng thời.

Metoprolol: Escitalopram (enantiomer hoạt hóa của citalopram) là một chất ức chế enzym CYP2D6. Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời citalopram với các thuốc chủ yếu được chuyển hóa bởi enzym này, và có phạm vi điều trị hẹp, ví dụ như flecainid, propafenon, và metoprolol (khi được sử dụng trong suy tim), hoặc một số thuốc hoạt động trên hệ thần kinh trung ương được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP2D6, như các thuốc chống trầm cảm như desipramin, clomipramin, nortriptylin hoặc các thuốc chống loạn thần như risperidon, thioridazin và haloperidol.

Điều chỉnh liều có thể được phép. Sử dụng đồng thời với metoprolol làm tăng gấp đôi nồng độ của metoprolol trong huyết tương, nhưng tăng tác dụng của metoprolol trên huyết áp và nhịp tim là không có ý nghĩa thống kê.

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ từ 15oC – 30oC.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AV

    Anh Vinh

    Cho hỏi thuốc này bên mình còn không?
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Phương LanDược sĩ

      Chào Anh Vinh,
      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Citalopram Stella 20mg điều trị các đợt trầm cảm nặng, rối loạn hoảng loạn (3 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.
      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
    • XT

      Xuan Truong

      Citalopram 20mg mua ở đâu ạ
      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoDược sĩ

      Chào anh Xuan Truong,
      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Citalopram Stella 20mg điều trị các đợt trầm cảm nặng, rối loạn hoảng loạn (3 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.
      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AV

    anh Vinh

    Cho hỏi thuốc này còn bán không?
    6 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Ngọc HânDược sĩ

      Chào anh Vinh,

      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Wazer 20mg Đạt Vi Phú điều trị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ (28 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      6 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AG

    anh Giàu

    thuoc này bao nhiêu 1vien vay
    11 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Huỳnh Thị Mai PhươngDược sĩ

      Chào anh Giàu,
      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Wazer 20mg Đạt Vi Phú điều trị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ (28 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link. Dạ sẽ có tư vấn viên Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.
      Thân mến!

      11 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AV

    anh Vinh

    Cho hỏi thuốc này còn bán không?
    11 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Hồng Thuỷ TiênDược sĩ

      Chào anh Vinh,

      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Wazer 20mg Đạt Vi Phú điều trị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ (28 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      11 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • VL

    Nguyễn Văn Lâm

    Thuốc này còn không
    23/07/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Phương LinhDược sĩ

      Chào bạn Nguyễn Văn Lâm,

      Dạ, bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Wazer 20mg Đạt Vi Phú điều trị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ (28 viên), xem thêm thông tin tại link​

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ. Thân mến!

      23/07/2023

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 2 bình luận