Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc tiêu hoá & gan mật/
  4. Thuốc dạ dày
Thuốc Ranitidin Vidipha điều trị loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: VIDIPHA

Thuốc Ranitidin Vidipha điều trị loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)

000107900 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc dạ dày

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Chỉ định

Viêm thực quản, Hội chứng Zollinger-Ellison

Nhà sản xuất

VIDIPHA

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-21378-14

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Ranitidin Vidiphar là sản phẩm thuốc của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidiphar với thành phần hoạt chất chính là Ranitidin. Thuốc được chỉ định trong điều trị và dự phòng các bệnh lý liên quan đến trào ngược thực quản, loét dạ dày tá tràng và điều trị triệu chứng khó tiêu.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Ranitidin là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Ranitidin

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ranitidine

150mg

Công dụng của Thuốc Ranitidin

Chỉ định

Thuốc Ranitidin 150mg Vidiphar được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Chỉ định điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: Phòng chảy máu dạ dày ruột vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson), đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
  • Chỉ định điều trị triệu chứng khó tiêu.

Dược lực học

Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Bốn thuốc đối kháng thụ thể H2 được dùng là cimetidine, ranitidin, famotidine và nizatidine. Các thuốc này có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, chúng có vai trò quan trọng trong kiểm soát hội chứng Zollinger - Ellison và trạng thái tăng tiết dịch vị quá mức.

Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin. Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidine từ 3 - 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn.

Về mặt bệnh sinh, trong những năm gần đây đã chứng minh được loét dạ dày tá tràng có liên quan đến sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc diệt vi khuẩn này là mục tiêu hàng đầu của điều trị. Ðể đạt được điều đó thường phối hợp ranitidin với 1 (phác đồ điều trị bằng 2 thuốc) hoặc 2 kháng sinh (phác đồ điều trị bằng 3 thuốc).

Dược động học

Sinh khả dụng của ranitidin vào khoảng 50%. Dùng đường uống, sau 2 - 3 giờ, nồng độ tối đa trong huyết tương sẽ đạt được cao nhất. Sự hấp thu hầu như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các thuốc kháng acid. Ranitidin không bị chuyển hóa nhiều và không bị tương tác với nhiều thuốc như cimetidin.

Ranitidin được thải trừ chủ yếu qua ống thận, thời gian bán hủy là 2 - 3 giờ, 60 - 70% liều uống và 93% liều tiêm tĩnh mạch được thải qua nước tiểu, còn lại được thải qua phân. Phân tích nước tiểu trong vòng 24 giờ đầu cho thấy 35% liều uống và 70% liều tiêm tĩnh mạch thải trừ dưới dạng không đổi.

Cách dùng Thuốc Ranitidin

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Liều khuyến cáo

Người lớn

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 150mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300mg vào tối. Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4-8 tuần; người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần; người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid uống 8 tuần; người bệnh loét tá tràng có thể uống liều 300mg x 2 lần/ngày trong 4 tuần để nhanh chóng lành vết loét.

Trẻ em

Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 - 4mg/kg thể trọng uống 2 lần/ngày, tối đa uống 300mg/ngày. Liều dùng duy trì là 150mg/ ngày, uống vào đêm.

Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori:

Áp dụng phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc dưới đây trong 2 tuần lễ, sau đó dùng thêm Ranitidin 2 tuần nữa.

  • Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc, thời gian 2 tuần lễ: Amoxicillin: 750mg x 3 lần/ngày, cộng với Metronidazol: 500mg x 3 lần/ngày, cộng với Ranitidin: 300mg, lúc tối (hoặc 150mg x 2 lần/ngày), uống trong 14 ngày.
  • Phác đồ điều trị bằng 2 thuốc, thời gian 2 tuần lễ: Ranitidin bismuth citrate: 400mg x 2 lần/ngày, cộng với hoặc Amoxicillin: 500mg x 4 lần/ngày, hoặc Clarithromycin: 250mg x 4 lần/ngày (hoặc 500mg x 3 lần/ngày), uống trong 14 ngày.

Chú ý: Phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori hiệu quả hơn phác đồ 2 thuốc.

Ðề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Uống liều 150mg, ngày 2 lần

Ðiều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150mg x 2 lần/ngày hoặc 300mg x 1 lần/ngày vào đêm, trong thời gian 8 tới 12 tuần. Khi đã khỏi, để điều trị duy trì dài ngày, uống 150mg x 2 lần/ngày.

Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 150mg x 3 lần/ngày. Có thể uống đến 6g/ ngày, chia làm nhiều lần.

Ðể giảm acid dạ dày (đề phòng hít phải acid ) trong sản khoa: Cho uống 150mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần; trong phẫu thuật: cho uống liều 150mg trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể, uống 150mg cả vào tối hôm trước.

Người suy thận: Liều dùng Ranitidin nên giảm một nửa ở những bệnh nhân có tốc độ lọc cầu thận 20 ml/phút hoặc thấp hơn. Phải giảm liều ở những người suy thận nặng. Ở khối liên hiệp Vương Quốc Anh, liều đề nghị ở người suy thận nặng là 150 mg/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Ranitidin Vidiphar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt.

  • Tiêu hoá: Tiêu chảy.

  • Da: Ban đỏ.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

  • Gan: Tăng men transaminase.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt, choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.

  • Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.

  • Tim mạch: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất.

  • Nội tiết: To vú ở đàn ông.

  • Tiêu hóa: Viêm tụy.

  • Da: Ban đỏ đa dạng.

  • Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.

  • Mắt: Rối loạn điều tiết mắt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Ranitidin 150mg Vidiphar chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Thận trọng khi sử dụng

Người bệnh suy thận cần giảm liều.

Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.

Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.

Điều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin.

Ranitidin được đào thải qua thận, nên khi người bệnh bị suy thận thì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, vì vậy phải cho các người bệnh này uống 1 liều 150mg vào các buổi tối trong 4 - 8 tuần.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thận trọng khi dùng vì thuốc có thể gây chóng mặt

Thời kỳ mang thai

Ranitidin qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh sản và sức khỏe của thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Ranitidin bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, ranitidin cũng chỉ dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc chống đông máu coumarin, theophylin, diazepam, propranolol).

Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin hoặc cimetidin có gặp nhưng thường không nhiều.

Khi dùng ketoconazol, fluconazol và itraconazol với ranitidin thì các thuốc này bị giảm hấp thu do ranitidin làm giảm tính acid của dạ dày.

Khi dùng theophylin phối hợp với cimetidin thì nồng độ theophylin trong huyết thanh và độc tính tăng lên, nhưng với ranitidin thì tác dụng này rất ít.

Ranitidin và clarithromycin: Làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương (57%).

Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết thanh và làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, sinh khả dụng tương đối của ranitidin tăng khoảng 23%.

Dùng cùng một lúc ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc kháng acid (khả năng trung hòa 10 - 15 mili đương lượng HCl trong 10ml) không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của ranitidin.

Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 °C, tránh ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AG

    anh giang

    sản phẩm này còn hàng ko
    15/07/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Vũ Lê Như UyênDược sĩ

      chào anh Giang,

      Dạ rất tiếc với sản phẩm này nhà thuốc hiện đang chưa hỗ trợ cho anh ngay được. Anh vui lòng để lại SĐT tại đây, inbox cho nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài miễn phí 18006928, sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu hỗ trợ mình được chi tiết hơn ạ.

      Thân mến!

      15/07/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • V

    vân

    bao nhiêu 1h này ạ
    17/11/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • ThuyNT317Dược sĩ

      Chào bạn Vân,
      Dạ rất tiếc sản phẩm đang tạm hết hàng. Mong Bạn thông cảm. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn sản phẩm tương tự cùng công dụng.
      Thân mến!
      17/11/2022

      Hữu ích

      Trả lời