Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tim mạch & tạo máu/
  4. Thuốc lợi tiểu
Thuốc Savi Spirono-Plus 50mg/20mg điều trị tăng huyết áp vô căn (2 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Savi

Thuốc Savi Spirono-Plus 50mg/20mg điều trị tăng huyết áp vô căn (2 vỉ x 10 viên)

000274910 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc lợi tiểu

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 2 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM SAVI

Số đăng ký

VD-21895-14

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Savi Spirono Plus được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm SaVi, với thành phần chính spironolactone và furosemide, là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp vô căn, suy tim sung huyết mạn tính, xơ gan cổ trướng, chứng tăng tiết aldosterone.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Savi Spirono-Plus 50mg/20mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Savi Spirono-Plus 50mg/20mg

Thành phần cho 1 viên

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Spironolactone

50mg

Furosemide

20mg

Công dụng của Thuốc Savi Spirono-Plus 50mg/20mg

Chỉ định

Thuốc Savi Spirono Plus được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị tăng huyết áp vô căn. 
  • Điều trị suy tim sung huyết mạn tính.
  • Điều trị xơ gan kèm tích tụ dịch lỏng trong khoang bụng (cổ trướng).
  • Điều trị chứng tăng tiết aldosterone.
  • Chống phù nề liên quan tới chứng tăng tiết aldosterone thứ cấp.

Dược lực học

Sản phẩm là sự kết hợp các thuốc lợi tiểu gồm một thuốc lợi tiểu quai (furosemide) và một thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone). Spironolactone và furosemide có các cơ chế khác nhau, nhưng bổ sung tác động cho nhau. Do vậy, khi dùng chung, chúng có tác dụng hiệp đồng trong lợi tiểu. 

Thành phần furosemide ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+/K+/2 Cl- ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle và ngăn chặn sự tái hấp thu ion natri, kali và chlo; do đó làm tăng lượng natri và lượng nước bài tiết trong nước tiểu, đồng thời gây ra sự mất kali. Thành phần spironolactone ức chế tái hấp thu natri trong trao đổi kali ở ống lượn xa bằng cách ức chế cạnh tranh với aldosterone, kết quả làm tăng bài tiết natri và nước, làm giảm bài tiết các ion kali và magnesi gây ra do furosemide.

Spironolactone

Spironolactone là chất đối kháng mineralocorticoid tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosterone và các mineralocorticoid khác với kết quả là tăng bài tiết natri và nước. Spironolactone làm giảm bài tiết các ion kali, amoni (NH4+) và H+. Cả tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolactone bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác dụng chậm trong 2 – 3 ngày khi ngừng thuốc. Vì vậy không dùng spironolactone khi cần gây bài niệu nhanh.

Spironolactone và các chất chuyển hóa chính của nó (7 alpha - thiomethyl - spironolactone và canrenone) đều có tác dụng kháng mineralocorticoid.

Spironolactone làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương, nên liều dùng cần thiết được điều chỉnh theo đáp ứng điều trị. Spironolactone không gây tăng acid uric huyết hoặc tăng glucose huyết, như đã xảy ra khi dùng thuốc lợi tiểu thiazide liều cao.

Furosemide

Furosemide là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamide thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Ngoài cơ chế chính làm tăng thải trừ Na+, K+ và Cl-, thuốc cũng làm tăng đào thải Ca2+ và Mg2+. Tác dụng lợi tiểu của thuốc mạnh, do đó kéo theo tác dụng hạ huyết áp, nhưng thường yếu. Ở người bệnh phù phổi, furosemide gây tăng thể tích tĩnh mạch, do đó làm giảm huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi thấy rõ tác dụng lợi tiểu.

Dược động học

Spironolactone

Spironolactone được hấp thu qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 1 giờ, nhưng vẫn còn có thể đo được ít nhất 8 giờ sau khi uống 1 liều. Sinh khả dụng tương đối là trên 90%. Spironolactone và các chất chuyển hóa của nó đào thải chủ yếu qua nước tiểu, một phần qua mật.

Furosemide

Furosemide hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau 1/2 giờ, đạt nồng độ tối đa sau 1 – 2 giờ và duy trì tác dụng từ 4 – 6 giờ. Tác dụng chống tăng huyết áp kéo dài hơn. Khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng của thuốc thể hiện sau khoảng 5 phút và kéo dài khoảng 2 giờ. Với người bệnh phù nặng, sinh khả dụng của thuốc giảm, có thể do ảnh hưởng trực tiếp của việc giảm hấp thu đường tiêu hóa.

Sự hấp thu của furosemide có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ.

Furosemide qua được hàng rào nhau thai và vào trong sữa mẹ.

Cách dùng Thuốc Savi Spirono-Plus 50mg/20mg

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn: Uống 1 – 4 viên mỗi ngày theo đáp ứng của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân đã ổn định liều từ trước, cần một liều lượng cao hơn spironolactone và furosemide.

Trẻ em: Spironolactone và furosemide không thích hợp sử dụng cho trẻ em.

Người cao tuổi: Spironolactone và furosemide có thể bài tiết chậm hơn ở người cao tuổi.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Spironolactone

Biểu hiện: Lo lắng, lẫn lộn, yếu cơ, khó thở.

Xử trí: Rửa dạ dày, dùng than hoạt.

Kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận.

Điều trị hỗ trợ. Nếu tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ: Tiêm tĩnh mạch natri bicarbonate, calci gluconate, cho uống nhựa trao đổi ion để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali máu.

Furosemide

Biểu hiện: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh.

Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Savi Spirono Plus, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Spironolactone

Các phản ứng không liên quan đến liều dùng trong ngày và thời gian điều trị. Nguy cơ phản ứng có hại thấp khi dùng liều thấp hơn 100 mg. Nguy cơ tăng kali huyết thấp khi dùng liều dưới 100 mg/ngày ở người có chức năng thận bình thường, với điều kiện không dùng thêm kali và phải kiểm soát việc nhận kali qua ăn uống không theo chế độ.

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.

  • Nội tiết: Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Da: Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.

  • Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm natri huyết.

  • Thần kinh: Chuột rút/co thắt cơ, dị cảm.

  • Sinh dục, tiết niệu: Tăng creatinine huyết thanh.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Furosemide

Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp nhất là mất cân bằng điện giải (5% người bệnh đã điều trị), điều này xảy ra chủ yếu ở người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị liều cao kéo dài. 

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.

  • Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm chlo huyết.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

  • Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.

  • Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu.

  • Tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Spironolactone

Giảm natri huyết thường biểu hiện: Khô miệng, khát nước, mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này phải được xem xét thận trọng, đặc biệt khi dùng phối hợp với các loại thuốc lợi tiểu khác.

Cần phải điều chỉnh liều lượng và kiểm tra định kỳ điện giải đồ.

Furosemide

Dấu hiệu mất cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút, hay xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, cần kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Việc bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ cao phát triển hạ kali huyết.

Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não. Vì vậy không dùng để điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Savi Spirono Plus chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Bệnh nhân vô niệu, suy thận cấp hoặc suy giảm nghiêm trọng chức năng thận (độ thanh thải creatinine < 30 ml/phút).

  • Tăng kali máu.

  • Bệnh Addison.

  • Quá mẫn với sulfonamide hoặc với các dẫn chất sulfonamide, ví dụ như sulfamide chữa đái tháo đường.

  • Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng ở những bệnh nhân đang ở tình trạng thiếu chất điện giải (do lợi tiểu hoặc tiêu chảy).

Thuốc này cũng nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân đái tháo đường, tuyến tiền liệt phình to, huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu (hypovolemia).

Bệnh nhân có nguy cơ tăng kali huyết nếu suy giảm chức năng thận hoặc phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường khác. 

Toan chuyển hóa do tăng chlor máu (có thể hồi phục, thường đi kèm với tăng kali huyết) có thể xảy ra ở bệnh nhân xơ gan mát bù dù chức năng thận bình thường.

Các thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định ở người mang thai, trừ khi bị bệnh tim vì thuốc không phòng được và cũng không chữa được phù do nhiễm độc thai nghén và thuốc còn làm giảm tưới máu cho nhau thai.

Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc khó tiểu vì có thể thúc đẩy bí tiểu cấp.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Tránh vận hành máy móc hoặc lái xe khi sử dụng thuốc.

Thời kỳ mang thai 

Spironolactone và các chất chuyển hóa có thể vượt qua hàng rào nhau thai. Với spironolactone, sự nữ hóa đã được quan sát thấy trong các bào thai chuột cống đực. Việc sử dụng, spironolactone ở phụ nữ mang thai đòi hỏi cân nhắc lợi ích với các nguy cơ có thể có cho người mẹ và thai nhi.

Nghiên cứu về quái thai trên động vật cho thấy furosemide có thể gây ra các bất thường (khiếm khuyết) cho thai nhi. Vì vậy, furosemide chỉ nên được sử dụng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi các biện pháp tránh thai được thực hiện thích hợp hoặc nếu các lợi ích tiềm năng biện minh cho những rủi ro tiềm ẩn cho thai nhi.

Thiazide, các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazide và các thuốc lợi tiểu quai đều qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và gây rối loạn nước và chất điện giải cho thai nhi. Với thiazide và dẫn chất, nhiều trường hợp giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đã được thông báo. Nguy cơ này cũng xuất hiện sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai như furosemide và bumetanide. Vì vậy, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc chỉ được dùng khi không có thuốc thay thế, và chỉ với liều thấp nhất trong thời gian ngắn.

Thời kỳ cho con bú

Chất chuyển hóa của spironolactone được phát hiện trong sữa mẹ. Nếu cần thiết sử dụng spironolactone, nên thực hiện phương pháp thay thế cho bú khi nuôi trẻ sơ sinh.

Furosemide được bài tiết qua sữa mẹ và phụ nữ cho con bú nên ngưng điều trị. Dùng furosemide trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế tiết sữa. Trường hợp này nên ngừng cho con bú.

Tương tác thuốc

Spironolactone

  • Corticosteroid có thể gây hạ kali máu nếu sử dụng chung với spironolactone. Hạ huyết áp và tác dụng lợi tiểu của furosemide có thể bị giảm hoặc mất tác dụng khi sử dụng chung với indomethacin và có thể với thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAIDs).
  • Sử dụng đồng thời spironolactone với các chất ức chế men chuyển (ACEI) hoặc muối kali có thể dẫn tới tăng kali huyết nặng, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người suy thận.
  • Tác dụng chống đông của coumarin, các dẫn chất indandione hay heparin bị giảm khi dùng cùng với spironolactone.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spironolactone.
  • Sử dụng đồng thời lithi và spironolactone có thể dẫn đến ngộ độc lithi do giảm độ thanh thải.
  • Spironolactone làm tăng nồng độ các glycoside tim như digoxin trong máu, có thể dẫn đến ngộ độc digitalis và làm tăng kali huyết. Thời gian bán thải của digoxin và các glycoside tìm có thể tăng khi dùng đồng thời với spironolactone.

Furosemide

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemide phối hợp với các thuốc sau:

  • Cephalothin, cephaloridin vì tăng độc tính cho thận.
  • Muối lithi làm tăng nồng độ lithi huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ.
  • Nên tránh phối hợp với aminoglycoside vì làm tăng độc tính cho tai và thận.
  • Glycoside tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu.
  • Corticosteroid làm tăng thải K+.
  • Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều.
  • Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ.
  • Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông.
  • Tránh phối hợp với cisplatin vì làm tăng độc tính thính giác.
  • Dùng đồng thời các thuốc hạ huyết áp khác làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều. Ðặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế men chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.
  • Dùng đồng thời sucralfate với furosemide có thể làm giảm tác dụng bài tiết natri niệu và chống tăng huyết áp của furosemide.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • T

    Toán

    xin giá?
    5 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Ngọc NhiQuản trị viên

      Chào bạn Toán,
      Dạ sản phẩm có giá 70,000 ₫/Hộp ạ.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      5 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • T

    Tuan

    Bao nhiêu tiền 1 hộp ạ
    14/01/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • ThaoHTT32Quản trị viên

      ​Chào bạn Tuan, 

      Dạ sản phẩm có giá 70.000 đồng/ Hộp. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng. Thân mến!

      14/01/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • CL

    Chị Lan

    bao nhiêu tiền 1 hộp ạ
    12/11/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • TramNQQuản trị viên

      Chào Chị Lan,

      Dạ sản phẩm có giá 70,000 ₫ / hộp

      Dạ sẽ có dược sĩ liên hệ tư vấn theo SĐT chị đã để lại ạ.

      Thân mến!

      12/11/2022

      Hữu ích

      Trả lời