Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh (đường toàn thân)/
  4. Các loại kháng sinh khác
Thuốc tiêm Vancomycin 500mg Bidiphar điều trị nhiễm khuẩn (1 lọ bột x 1 ống dung môi 10ml)
Thương hiệu: Bidiphar

Thuốc tiêm Vancomycin 500mg Bidiphar điều trị nhiễm khuẩn (1 lọ bột x 1 ống dung môi 10ml)

000077740 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Các loại kháng sinh khác

Dạng bào chế

Bột pha tiêm

Quy cách

Hộp 2 ống

Thành phần

Chỉ định

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

BIDIPHAR

Số đăng ký

VD-12220-10

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Vancomycin 500mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1 sản xuất, thuốc có thành phần chính chứa vancomycin hydroclorid. Đây là thuốc dùng để trị nhiễm khuẩn.

Vancomycin 500mg được bào chế dưới dạng thuốc tiêm bột đông khô, hộp lọ thuốc tiêm bột đông khô + 1 ống dung môi 10ml.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc tiêm Vancomycin 500mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc tiêm Vancomycin 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Vancomycin

500mg

Công dụng của Thuốc tiêm Vancomycin 500mg

Chỉ định

Thuốc Vancomycin 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Ðiều trị trong các nhiễm khuẩn nặng, bệnh thận và tim: 

  • Trong các trường hợp nhiễm khuẩn máu khó điều trị do các vi khuẩn Gram (+) như viêm màng trong tim nhiễm khuẩn và viêm màng trong tim có lắp van nhân tạo. Vancomycin được chỉ định khi người bệnh dị ứng với penicillin hoặc đã điều trị thất bại. Nếu điều trị viêm màng trong tim bằng benzylpenicillin phối hợp với aminoglycosid không có hiệu quả sau 2 - 3 ngày thì nên dùng vancomycin. Có thể phối hợp aminoglycosid hoặc rifampicin để tăng hiệu lực. 
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn máu nặng do tụ cầu mà các kháng sinh khác không có tác dụng như nhiễm khuẩn do S. aureus kháng isoxazolyl - penicilin, hay phổ biến hơn là S.epidermidis kháng isoxa - penicilin. 
  • Các nhiễm khuẩn cầu nối do Staphylococcus thường là S. epidermidis, như trường hợp dẫn lưu não thất và cầu nối lọc máu. 
  • Phương pháp điều trị thẩm tách màng bụng lưu động liên tục cũng thường gặp biến chứng nhiễm khuẩn, vancomycin có tác dụng tốt trong trường hợp này, dùng tiêm tĩnh mạch và cho vào dung dịch thẩm tách. 
  • Dự phòng viêm màng trong tim trước phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa và đường ruột cho các người bệnh dị ứng penicillin. Vancomycin là kháng sinh “chỉ được sử dụng trong bệnh viện” và chỉ dùng cho những người bệnh được theo dõi chặt chẽ, vì có nguy cơ cao về các phản ứng phụ.

Dược lực học

Vancomycin là kháng sinh loại glycopeptid nhân 3 vòng phổ hẹp. 

Vancomycin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, ở giai đoạn sớm hơn so với các kháng sinh nhóm β-lactam. Vancomycin còn tác động đến tính thấm màng tế bào và quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn 

Vancomycin có tác động tốt trên vi khuẩn Gram dương ưa khí và kỵ khí bao gồm: Tụ cầu, gồm Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis (kể cả các chủng kháng methicilin không đồng nhất), liên cầu, gồm Streptococcus pneumoniae (kể cả chúng đã kháng penicilin), Streptococcus agalactiae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus bovis, cầu tràng khuẩn (ví dụ Enterococcus faecalis) Clostridiae. Các vi khuẩn Gram âm đều kháng lại vancomycin.

Dược động học

Thuốc được tiêm tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân. 

Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được phân bố trong các dịch ngoại bào. Nồng độ ức chế vi khuẩn đạt được tại dịch màng phổi, dịch màng ngoài tim, dịch cổ trướng, hoạt dịch, trong nước tiểu, trong dịch thẩm tách màng bụng, trong mô tiểu nhĩ. 

Thể tích phân bố của thuốc khoảng 60l/70kg. 

Nửa đời của thuốc từ 3 - 13 giờ, kéo dài ở người tổn thương thận. Khi nồng độ thuốc trong huyết tương là 10 - 100kg/ml thì khoảng 55% liều vancomycin liên kết với huyết tương. Thuốc hầu như không chuyển hoá. 

Vancomycin thải trừ chủ yếu qua thận, khoảng 70 – 80% liều dùng được thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu trong vòng 24 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Không loại bỏ được vancomycin bằng phương pháp thẩm tách máu hay thẩm tách màng bụng.

Cách dùng Thuốc tiêm Vancomycin 500mg

Cách dùng

Hoà tan thuốc bằng 10ml dung môi được dung dịch chứa 50mg/ml. Pha loãng dung dịch trên vào 100ml dung môi được dung dịch truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút. Dung dịch vancomycin có thể pha loãng với dung dịch natri clorid 0,9%, Dextrose 5%, Ringer Lactat hoặc Ringer Lactat và Dextrose 5%. 

Cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và trong khi truyền phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện hạ huyết áp nếu xảy ra.

Liều dùng

Liều dùng được tính theo vancomycin base. 

Với người có chức năng thận bình thường

Người lớn

1 lọ Vancomycin 500mg/lần, cử 6 giờ 1 lần. Hoặc 2 lọ Vancomycin 500mg/lần, cứ 12 giờ 1 lần.

Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Phải điều trị ít nhất là 3 tuần. 

Để phòng viêm nội tâm mạc ở người bệnh dị ứng penicilin có nguy cơ cao khi nhổ răng hoặc một thủ thuật ngoại khoa: Cho một liều duy nhất 2 lọ Vancomycin 500mg kết hợp với gentamicin, truyền tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật. 

Nếu người bệnh phải phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc tiết niệu - sinh dục: Cho một liều duy nhất 1g vancomycin kết hợp với gentamicin, truyền tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật. Lặp lại sau 8 giờ. 

Trẻ em

10mg/kg thể trọng/lần, cứ 6 giờ 1 lần. 

Trẻ sơ sinh

Liều đầu tiên 15mg/kg, tiếp theo là 10mg/kg. Cứ 12 giờ 1 lần trong tuần đầu tuổi. Cứ 8 giờ 1 lần trong các tuần sau cho tới 1 tháng tuổi. 

 Phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi có nguy cơ cao bị dị ứng penicilin cần nhổ răng hoặc thủ thuật ngoại khoa khác: 20mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi làm thủ thuật và lặp lại 8 giờ sau. 

Phẫu thuật dạ dày - ruột hoặc đường tiết niệu sinh dục: 20mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi phẫu thuật và kèm với gentamicin 2mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, bắt đầu nửa giờ tới 1 giờ trước khi phẫu thuật. Tiêm lại 2 thuốc đó sau 8 giờ. 

Người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi

Liều dùng theo bảng sau

Độ thanh thải creatinine (ml/phút) Liều vancomycin (mg/24 giờ)
100 1545
90 1390
80 1235
70 1080
60 925
50 770
40 620
30 465
20 310
10 155

Liều đầu tiên không được dưới 15mg/kg, ngay cả ở người bệnh có suy thận nhẹ và trung bình. Số liệu trên không có giá trị đối với người bệnh mất chức năng thận. Đối với người bệnh loại này liền đầu tiên 15mg/kg, để duy trì nồng độ, cần cho liều duy trì 1,9mg/kg/24 giờ. Sau đó cứ 7 - 10 ngày dùng 1 liều 1g.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Dùng thuốc quá liều tăng nguy cơ gây độc của thuốc. 

Xử lý khi dùng thuốc quá liều: Điều trị hỗ trợ, duy trì mức lọc cầu thận. Loại bỏ vancomycin bằng phương pháp thẩm tách ít có hiệu quả. Lọc máu qua màng và qua chất hấp phụ giúp tăng tốc độ thải trừ vancomycin. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Vancomycin 500mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp

Phản ứng giả dị ứng (như ban đỏ dữ dội, hạ huyết áp, đau và co thắt cơ), viêm tắc tĩnh mạch, tăng creatinin và nitrogen huyết thanh là biểu hiện độc và tổn thương thận.

Ít gặp

Phát ban, mày đay, ngứa. Giảm khả năng nghe, hoặc điếc. 

Hiếm gặp

Phản ứng phản vệ, sốt, rét run, chóng mặt. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính. Viêm da tróc, ù tai.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Vancomycin 500mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Dùng vancomycin kéo dài có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận. 

Với người bệnh suy giảm chức năng thận cần phải điều chỉnh liều và theo dõi chức năng thận chặt chẽ. 

Tránh dùng đồng thời với thuốc có độc tính cao trên thận và thính giác. Dùng đồng thời với aminoglycosid gây nguy cơ độc cao với thận, tuy nhiên vẫn cần phối hợp thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng. Cần do chức năng thính giác nhiều lần phòng nguy cơ độc đối với thính giác khi dùng vancomycin. 

Vancomycin gây kích ứng mô, bắt buộc tiêm tĩnh mạch. Đau, ấn đau và hoại tử xảy ra nếu tiêm bắp hoặc tiêm ra ngoài mạch.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy.

Thời kỳ mang thai 

Chỉ dùng vancomycin cho người mang thai trong trường hợp thật cần thiết, cho những người bệnh nhiễm khuẩn rất nặng.

Thời kỳ cho con bú

Vancomycin tiết qua sữa mẹ. Ảnh hưởng của vancomycin trên trẻ đang bú mẹ có dùng vancomycin chưa được biết rõ. Căn cứ vào tầm quan trọng của thuốc đối với bà mẹ để quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời với các thuốc gây mê có thể gây ban đỏ, nóng bừng giống phản ứng giải phóng histamin và phản ứng dụng phản vệ. 

Dùng đồng thời hoặc tiếp theo với các thuốc độc với thận và thính giác phải theo dõi cẩn thận. Chỉ phối hợp với aminoglycosid khi thật cần thiết vì nguy cơ độc tính cao trên thận. 

Dùng đồng thời với dexamethason làm giảm hiệu quả điều trị viêm màng não của vancomycin.

Tương kỵ - tương hợp

Dung dịch vancomycin hydroclorid có pH acid nên tương kỵ với các chế phẩm kiềm và các thuốc không bền vững ở pH thấp. Đã thấy có tương kỵ giữa vancomycin với aminophylin, aztreonam, barbiturat kể cả phenobarbiton, benzylpenicilin (đặc biệt là trong dung dịch dextrose), ceftazidim, ceftriaxon, cloramphenicol natri, dexamethason natri phosphat, dung dịch tăng thể tích huyết tương gelatin hoặc polygelin, heparin natri, idarubicin, methicilin natri, natri bicarbonat, ticarcilin hoặc warfarin natri. Các báo cáo về tượng kỵ nhiều khi không đồng nhất. Nồng độ dung dịch và thành. phần các dung dịch dùng pha loãng cũng ảnh hưởng đến tính tương kỵ.

Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng. 

Bảo quản thuốc sau khi hoàn nguyên: 

  • Lọ thuốc sau khi hoàn nguyên với 10ml dung môi được bảo quản nhiệt độ phòng (20 – 30°C) hoặc trong tủ lạnh (2 – 8°C). 
  • Dung dịch (sau khi hoàn nguyên thuốc với 10ml dung môi pha loãng vào 100ml dung môi được bảo quản trong tủ lạnh (2 – 8°C). 

Để xa tầm tay của trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Hạn dùng:

  • Lọ bột đông khô pha tiêm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. 
  • Ống dung môi pha tiêm: 48 tháng kể từ ngày sản xuất. 

Hạn dùng sau khi pha chế

Hoàn nguyên thuốc với 10ml dung môi: 

  • Tối đa 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (20 – 30°C). 
  • Tối đa 14 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (2 - 8°C). 

Pha loãng dung dịch (sau khi hoàn nguyên thuốc với 10ml dung môi) vào 100ml dung môi: 

  • Tối đa 14 ngày với dung dịch pha loãng là Natri clorid 0,9% hoặc Dextrose 5% nếu bảo quản trong tủ lạnh (2 – 8°C). 
  • Tối đa 96 giờ với dung dịch pha loãng là Ringer Lactat hoặc dung dịch Ringer Lactat và Dextrose 5% nếu bảo quản trong tủ lạnh (2 – 8°C).

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Tên các nhóm thuốc kháng sinh là gì?

    • Kháng sinh nhóm 1 Beta-lactam: Gồm các penicilin, cephalosporin, beta-lactam khác, Carbapenem, Monobactam, Các chất ức chế beta-lactamase.
    • Kháng sinh nhóm 2 Aminoglycosid.
    • Kháng sinh nhóm 3 Macrolid.
    • Kháng sinh nhóm 4 Lincosamid.
    • Kháng sinh nhóm 5 Phenicol.
    • Kháng sinh nhóm 6 Tetracyclin gồm kháng sinh thế hệ 1 và thế hệ 2.
    • Kháng sinh nhóm 7 Peptid gồm Glycopeptid, Polypetid, Lipopeptid.
    • Kháng sinh nhóm 8 Quinolon gồm kháng sinh thế hệ 1, Các fluoroquinolonthế hệ 2, 3 và 4.
    • Ngoài 8 nhóm kháng sinh trên thì nhóm kháng sinh 9 gồm các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid và Oxazolidinon, 5-nitroimidazol.

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CH

    Chị Hòa

    cho mình hỏi vancomycin này giá thế nào ạ
    05/10/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • UyenMHKQuản trị viên

      Chào chị Hòa, 

      Dạ rất tiếc sản phẩm đang tạm hết hàng. Mong chị thông cảm. 

      Nhà thuốc gửi chị link sản phẩm tương tự cùng công dụng ạ : https://nhathuoclongchau.com/thuoc/vancomycin-500mg-bidiphar-10-lo-bot-dong-kho-pha-tiem-30728.html

      Chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.

      Thân mến!

      05/10/2022

      Hữu ích

      Trả lời