Long Châu

Viêm phúc mạc là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm phúc mạc là một tình trạng bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Nếu như người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ lan ra toàn bộ cơ thể dẫn tới tử vong hay để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm phúc mạc và điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm phúc mạc là gì? 

Phúc mạc là một lớp màng mỏng trơn nhẵn, bao quanh thành bụng ở bên trong, có chức năng bao bọc và bảo vệ những cơ quan ở trong ổ bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng lớp phúc mạc bị viêm, nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.

Viêm phúc mạc được chia làm 2 loại:

  • Viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát: Bệnh phát triển thường do biến chứng của bệnh gan như xơ gan hoặc bệnh thận.

  • Viêm phúc mạc thứ phát: Bệnh thường phát triển do ổ bụng của người bệnh bị tổn thương hay do biến chứng của tình trạng y tế khác.

Viêm phúc mạc là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng lây lan và ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc

  • Đau bụng liên tục.

  • Đầy hơi hay có cảm giác đầy bụng.

  • Sốt cao liên tục hay sốt âm ĩ kéo dài.

  • Buồn nôn và nôn.

  • Cảm giác ăn không ngon miệng.

  • Dai tái xanh, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh.

  • Bị tiêu chảy hoặc bí trung tiện, đại tiện.

  • Khát nước, lượng nước tiểu ít.

  • Người cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ, ở những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể ngủ li bì hoặc hôn mê, hạ huyết áp, mạch đập nhanh.

  • Nếu người bệnh đang thẩm phân phúc mạc (PD) thì những dấu hiệu có thể bao gồm: Dịch lọc ra máu có màu đục, xuất hiện những đốm trắng hay những sợi lợn cợn vón cục. 

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Áp xe bụng;

  • Rối loạn điện giải do cơ thể mất nước;

  • Nhiễm trùng huyết;

  • Tắc ruột;

  • Suy đa cơ quan;

  • Bệnh não gan;

  • Hội chứng gan thận;

  • Sốc nhiễm trùng;

  • Tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm phúc mạc

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phúc mạc là do các tạng ở trong thành bụng bị vỡ hay thủng gây ra nhiễm trùng. Đôi khi, tình trạng nhiễm trùng của phúc mạc xảy ra mà không có sự vỡ hay thủng các tạng trong thành bụng, tuy nhiên tình trạng này hiếm xảy ra.

Một số nguyên nhân gây viêm phúc mạc bao gồm:

  • Phẫu thuật vùng bụng.

  • Các thủ thuật y tế như thẩm phân phúc mạc.

  • Bị một số tình trạng đường tiêu hóa làm cho vi khuẩn xâm nhập vào phúc mạc như loét tiêu hóa, thủng đại tràng hay vỡ ruột thừa.

  • Viêm túi thừa đại tràng, viêm tụy: Có thể dẫn tới viêm phúc mạc khi vi khuẩn lây lan ra bên ngoài thành phúc mạc.

  • Xơ gan: Tạo ra một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong khoảng bụng có thể dẫn tới nhiễm khuẩn.

  • Chấn thương vùng bụng: Tạo điều kiện cho vi khuẩn hay hóa chất từ những bộ phận khác lan tới phúc mạc gây viêm.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm phúc mạc?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị viêm phúc mạc.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm phúc mạc

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phúc mạc:

  • Đã từng bị viêm phúc mạc.

  • Phẫu thuật hay lọc máu qua màng bụng.

  • Biến chứng của những bệnh khác: Bệnh Crohn, xơ gan, viêm loét dạ dày, viêm tụy, viêm ruột thừa, viêm túi thừa,…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phúc mạc

Chẩn đoán viêm phúc mạc qua thăm khám lâm sàng, tình trạng bệnh sử cũng như lối sống của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh:

  • Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu cao báo hiệu cho tình trạng viêm hay nhiễm trùng, số lượng hồng cầu thấp cho thấy xuất huyết trong ổ bụng. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành cấy máu để định danh vi khuẩn gây viêm và nhiễm trùng.

  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI: Có thể quan sát được bất cứ vết thủng nào trong phúc mạc người bệnh.

  • Phân tích chất lỏng: Nếu như người bệnh bị tích tụ chất lỏng, bác sĩ sẽ dùng kim chọc một ít chất lỏng và phân tích để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Viêm phúc mạc hiệu quả

Viêm phúc mạc là một tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro nguy hiểm tới người bệnh. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Kháng sinh: Thuốc có thể được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Tùy thuộc vào mức độ và loại vi khuẩn gây viêm, bác sĩ sẽ chọn kháng sinh cũng như thời gian điều trị phù hợp.

  • Phẫu thuật: Một vài trường hợp, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để loại bỏ những mô bị nhiễm trùng. Nhất là viêm phúc mạc do vỡ dạ dày, ruột già, ruột thừa,…

  • Phương pháp điều trị khác: Truyền dịch qua đường tĩnh mạch, giảm đau, truyền máu, thở oxy,...

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phúc mạc

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa viêm phúc mạc hiệu quả

Dưới đây là một số cách có thể giúp phòng ngừa viêm phúc mạc, cụ thể:

  • Tránh để vùng bụng bị tổn thương.

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp tập thể dục đều đặn giúp tăng sức đề kháng.

  • Nếu đang thẩm phân phúc mạc thì người bệnh cần phải: Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào ống thông và làm sạch vùng da xung quanh ống thông hàng ngày bằng chất khử trùng.

  • Điều trị tốt những vấn đề y tế như xơ gan, viêm loét dạ dày, viêm tụy,… để phòng ngừa bị viêm phúc mạc.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/peritonitis#prevention

  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17831-peritonitis

  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/312552#treatment 

Các bệnh liên quan