Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không chỉ những người cao tuổi, nữ giới đang là một trong số những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Theo dõi 5 triệu chứng bệnh tim ở nữ giới sau đây
Tiêu hoá kém
Nếu chị em có sự thay đổi bất thường về hệ tiêu hóa như: hay bị đầy hơi, khó tiêu, luôn có cảm giác nóng ruột, cơ thể bực bội, khó chịu… Những lúc như vậy, chị em cần phải đến nói chuyện với các bác sĩ tim mạch nếu như những hiện tượng đó thường xuyên xảy ra. Vì nếu như để lâu mà không điều trị sẽ khiến bệnh tim nặng thêm, gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Thường xuyên đau, tức ngực
Nếu nữ giới cảm thấy luôn bị đau ngực ở bên trái, cần phải cảnh giác ngay vì đây chính là một triệu chứng rất nổi bật của những cơn đau tim. Thế nhưng, chỉ có khoảng 30% phụ nữ nhận thức được rõ các cơn đau tức ngực trước khi cơn đau tim xảy ra rõ ràng. Dó đó, chị em cần thật sự lưu ý đừng bỏ qua triệu chứng này, vì cơn đau sẽ nhanh lây lan đến các bộ phận khác như vai, cổ, hàm hay lưng.
Luôn trong trạng thái mệt mỏi
Đây cũng là dấu hiệu của bệnh suy tim, bởi khi nữ giới bị suy tim, quá trình lưu thông máu qua tim sẽ gặp nhiều khó khăn, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Khi đó, chị em cảm thấy sức đề kháng bị suy giảm, gia tăng cảm giác mệt mỏi. Nếu như khi mệt mỏi, kèm theo cảm giác bị đau ngực, buồn nôn (nhất là lúc vận động nhiều) thì càng chứng tỏ tim đang có vấn đề, nếu chị em không điều trị sớm sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Nhịp thở không đều
Khi cơ thể không được nhận đủ ôxi sẽ khiến chị em thở gấp hơn. Vì đây chính là sự rối loạn co bóp của tim, ảnh hưởng lớn tới phổi, gây ra sự khó thở. Không chỉ có vậy, khi nhịp thở không đều còn là dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh hẹp van tim và suy tim. Do đó, chị em nếu có hiện tượng khó thở về đêm, khi làm việc căng thẳng, áp lực hoặc khi nằm quá thấp thì cần phải điều trị nhanh chóng.
Đau cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái)
Cánh tay trái và vai trái của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu khi bị bệnh tim. Việc đau cánh tay do bệnh tim ở nữ giới thường là đau tức, đau phía trong cánh tay trước mà không có hiện tượng đau rộng đến cổ tay và ngón tay.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Dù có bận rộn đến đâu, chị em cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim (khoảng 1 lần/năm) hoặc càng sớm càng tốt nếu như chị em nhận thấy có những dấu hiệu mắc bệnh tim mạch.
Cần hiểu rõ những nguy cơ mắc bệnh tim
Cần phải hiểu rõ những nguy cơ mắc phải bệnh tim (tuổi tác, di truyền) cùng những nguy cơ khác có thể khống chế được (do thói quen) để có thể vạch ra và thực hiện những cách phòng bệnh phù hợp và điều trị hiệu quả nhất.
Tập thể dục đều đặn
Chị em có thể chọn những bài tập để phù hợp với thể chất như: Chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, khiêu vũ hay tập Yoga… chú ý cần tham khảo ý kiến chuyên gia để thực hiện những bài tập nào phù hợp và hiệu quả nhất để phòng chống bệnh tim hiệu quả.
Chế độ ăn lành mạnh, tốt cho tim
Cần bổ sung những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm cả hoa quả, rau củ để tốt cho sức khỏe tim mạch. Cần cắt giảm những món ăn không lành mạnh như đồ chiên, nướng vì tăng lượng cholesterol nguy cơ mắc bệnh tim cao.
Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc
Nhiều phụ nữ cũng thường có sở thích hút thuốc để giảm áp lực, thế nhưng việc hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tim một cách nhanh nhất.
Bổ sung viên uống bổ cho tim
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, chị em cần bổ sung viên uống bổ cho tim như Womega for woman để tốt cho sức khỏe tim mạch. Viên uống này có nguồn gốc từ Đan Mạch, chiết xuất từ những thành phần có nguồn gốc tự nhiên như: Omega-3, vitamin K2, vitamin D3… có mùi sôcôla, không gây ợ mùi dầu cá nên được chị em hiện nay rất ưa chuộng.
Chị em cần hiểu rõ sức khỏe bản thân mình, nếu như có những triệu chứng bệnh tim ở nữ giới bên trên cần phải đi khám các bác sĩ ngay để có những biện pháp điều trị sao cho hiệu quả và kịp thời.
Thoan Phạm
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.