Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh hắc lào có bị ở mặt không? Phương pháp chữa hắc lào tại nhà

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Liệu bệnh hắc lào có bị ở mặt không? Phải làm sao khi bị hắc lào ở mặt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Hắc lào là một bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải do các loại nấm gây ra. Đặc biệt khi hắc lào xuất hiện ở mặt gây ra sự mất thẩm mỹ và khó chịu, làm cho người bệnh mất tự tin. Chính vì vậy, ta nên điều trị sớm để hạn chế việc viêm nhiễm, sẹo xấu hoặc tổn thương sâu.

Bệnh hắc lào ở mặt và phương pháp chữa tại nhà 1
Triệu chứng hắc lào ở mặt

Hắc lào có bị ở mặt không?

Câu trả lời là: "Có". Vậy dấu hiệu nhận biết mặt bị hắc lào và nguyên nhân gây ra hắc lào ở mặt là gì?

Dấu hiệu nhận biết khi bị hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào ở mặt xuất hiện khi mặt nổi mẩn đỏ hình tròn hoặc bầu dục, vùng da bị hắc lào sẽ đổi màu khác xa với những vùng da lân cận.

Đối với mặt là vùng da mỏng và nhạy cảm nên khi bị hắc lào thường để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh chính vì thế không nên chủ quan khi bị hắc lào ở mặt.

Vì sao bệnh hắc lào bị ở mặt?

Bệnh hắc lào có thể lây lan từ những người hoặc động vật đã bị nhiễm bệnh trước đó. Cũng chính vì thế mà nguy cơ bị nhiễm bệnh là rất phổ biến, ngoài việc tiếp xúc với người bệnh thì bệnh hắc lào còn lây lan khi sử dụng chung một số vật dụng cá nhân khi người bệnh đã sử dụng, việc sử dụng khăn mặt chung, khẩu trang, chăn gối là nguyên nhân chính khiến cho bệnh hắc lào xuất hiện ở mặt gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra khi bạn vệ sinh cá nhân kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào ở mặt cũng như một số bệnh da liễu khác.

Đối với một số người có hệ miễn dịch yếu, cơ thể không thể tự miễn dịch hoặc bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn, nấm thường có nguy cơ mắc bệnh hắc lào rất cao, đặc biệt là ở mặt.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm lỗ chân lông to, mồ hôi tiết ra nhiều khiến vi khuẩn xâm nhập cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hắc lào ở mặt.

Giải pháp điều trị hắc lào ở mặt

Cách điều trị hắc lào ở mặt là gì? Đối với da mặt là vùng da nhạy cảm, dễ bị tác động từ các tác nhân bên ngoài. Chính vì thế khi bị hắc lào ở mặt chúng ta cần chú ý kỹ hơn các vùng da khác. Nên tìm đến các chuyên gia về da liễu để được khám và hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào ở mặt tránh các trường hợp viêm nhiễm gây ra sẹo và vết thương sâu.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp nhẹ chúng ta có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp như:

Dùng mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng mật ong vừa đủ đem đi làm ấm.
  • Vệ sinh mặt sau đó thoa mật ong vào vùng bị tổn thương.
  • Sử dụng nước ấm vệ sinh lại da mặt.
  • Thoa đều trên da 1 – 2 lần/ngày.
Bệnh hắc lào ở mặt và phương pháp chữa tại nhà 2
Điều trị bệnh hắc lào bằng mật ong nguyên chất

Dùng các loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu oải hương

Cách thực hiện:

  • Pha tinh dầu (tinh dầu tràm trà, tinh dầu lavender...) trong nước theo tỉ lệ 1:1 để tránh kích ứng da.
  • Vệ sinh rồi thoa tinh dầu vào vùng da bị hắc lào ở mặt.
  • Sau 20 phút vệ sinh lại vùng da bằng nước ấm.
  • Thoa đều 1 lần/ngày để kiểm soát triệu chứng của bệnh hắc lào.
Bệnh hắc lào ở mặt và phương pháp chữa tại nhà
Điều trị bệnh hắc lào bằng tinh dầu tràm trà

Dùng trà gừng, hoa cúc hoặc cam thảo

Cách thực hiện:

  • Nấu 20 gram (gừng, hoa cúc hoặc cam thảo) cùng với 500ml nước.
  • Kết hợp giữ uống và thoa nước thảo dược lên vùng da bị hắc lào để tăng hiệu quả chữa bệnh.
  • Thực hiện cách trên để chữa bệnh hắc lào 1 - 2 lần/ngày trong vòng 10 ngày.

Dùng dầu dừa để giảm ngứa do bệnh hắc lào

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da mặt bị hắc lào.
  • Thoa đều lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bị bệnh.
  • Sau 30 phút, rửa lại da bằng nước ấm.
  • Thoa dầu dừa 2 – 3 lần/ngày giúp bạn cải thiện tốt cơn ngứa do bệnh hắc lào gây ra.
Bệnh hắc lào ở mặt và phương pháp chữa tại nhà 4
Điều trị bệnh hắc lào bằng tinh dầu dừa

Giảm triệu chứng của bệnh hắc lào bằng nghệ

Cách thực hiện:

  • Trộn tinh bột nghệ trong mật ong nguyên chất để tạo ra hỗn hợp đặc sệt.
  • Vệ sinh rồi thoa hỗn hợp vừa trộn lên vùng da bị hắc lào.
  • Thoa đều 2 lần/ngày sẽ cải thiện rõ rệt triệu chứng của bệnh hắc lào.

Lưu ý:

Người bệnh nên tìm đến các chuyên gia nếu sau 5 ngày áp dụng nhưng không giảm được triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng mà bệnh hắc lào gây ra.

Các biện pháp phòng tránh bệnh hắc lào ở mặt

Để phòng tránh bệnh hắc lào ở mặt nhằm giảm các nguy cơ gây ra sẹo hoặc vết thương sâu, chúng ta nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp.

Các biện pháp phòng tránh bệnh hắc lào ở mặt gồm:

  • Thường xuyên vệ sinh da đúng cách đặt biệt là da mặt khi đi dưới ánh nắng nóng hoặc khí hậu oi bức.
  • Không dùng chung khăn lau mặt, chăn gối đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều chất hóa học có tính tẩy rửa mạnh.
  • Không tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên sử dụng các vật dụng bảo vệ như ( kính râm, găng tay, váy chống nắng ) và bôi kem chống nắng trước khi ra đường.
  • Xây dựng khẩu phần ăn khoa học, bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống nấm, kháng khuẩn như tỏi, hành, sữa chua. Ngoài ra hạn chế các thực phẩm chứa chất kích thích.
Bệnh hắc lào ở mặt và phương pháp chữa tại nhà
Vệ sinh mặt thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở mặt

Mong rằng thông qua bài viết trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc: "Bệnh hắc lào có bị ở mặt không?". Việc bị hắc lào ở mặt dễ lan rộng, viêm nhiễm, mất thẩm mỹ và để lại sẹo khi lành. Chính vì thế, bạn nên đến thăm khám chuyên gia về da liễu và điều trị càng sớm càng tốt.

Minh Hạnh

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin