Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh hắc lào có để lại sẹo không là lo lắng của nhiều người khi bị bệnh hắc lào. Vậy thực chất bệnh hắc lào có để lại sẹo không và cách điều trị sẹo do bệnh hắc lào như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cũng như những cách trị sẹo hắc lào dễ thực hiện trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh hắc lào có để lại sẹo không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, đặc biệt là khi bệnh xuất hiện ở nữ giới. Vì sẹo hình thành do các bệnh lý ngoài da là điều thường thấy, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và các phương pháp điều trị sẹo do bệnh hắc lào hiệu quả, không để lại sẹo, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin quan trọng trong các bài viết dưới đây.
Bệnh hắc lào hay còn gọi là bệnh lác đồng tiền là bệnh do vi nấm phát triển quá mức gây ra các vết thương hình tròn trên da, do đó chúng gọi là nấm đồng xu.
Khi bị bệnh hắc lào, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy trên bề mặt da, rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Để giảm ngứa, chúng ta thường có thói quen dùng vật cứng gãi hoặc chà xát lên vùng da bị hắc lào. Điều này sẽ dẫn đến những tổn thương sâu và rộng hơn.
Ngoài ra, gãi có thể khiến bệnh hắc lào lan rộng khắp cơ thể và khó kiểm soát. Khi đó, rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ đã đặt ra câu hỏi rằng bệnh hắc lào có để lại sẹo không?
Về lý thuyết, tổn thương da do bệnh hắc lào nhẹ và không nghiêm trọng. Những đốm hắc lào có để lại sẹo sau khi lành hay không phụ thuộc vào một số yếu tố:
Nếu là bệnh hắc lào mới khởi phát, bằng các phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả thì bệnh sẽ nhanh chóng được khống chế. Da lúc đó chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên sau điều trị khó để lại sẹo.
Tuy nhiên, thông thường người bệnh khá chủ quan về bệnh hắc lào ban đầu vì nghĩ rằng chúng chỉ là bệnh ngoài da. Khi bệnh hắc lào ăn sâu và lan rộng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, da khó phục hồi mà không để lại sẹo xấu.
Các vết sẹo do bệnh hắc lào thường có màu sẫm hơn màu da bình thường hoặc chuyển sang màu nâu đỏ. Thông thường, sẹo phẳng nhưng tùy theo cơ địa hoặc quá trình ăn uống mà sẹo lồi có thể hình thành.
Để tránh bị sẹo do điều trị hắc lào và giảm nguy cơ bị sẹo lớn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
Khi bị bệnh hắc lào, tâm lý chung của người bệnh thường chủ quan vì nghĩ đây chỉ là những bệnh ngoài da. Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng bệnh hắc lào có thể lây lan ngày càng nhiều nếu không được thăm khám và điều trị triệt để. Chúng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển thành bệnh hắc lào mãn tính gây phiền toái và khó điều trị.
Để có thể phòng tránh, người bệnh cần lưu ý những thay đổi bất thường của cơ thể, đặc biệt là làn da. Nếu thấy những triệu chứng ban đầu nghi ngờ mắc bệnh hắc lào, bạn cần đi khám ngay để chẩn đoán chính xác bệnh và xây dựng phương án điều trị.
Điều trị bệnh hắc lào một cách nghiêm túc ngay từ khi còn sớm sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được những tổn thương sâu mà nó có thể gây ra cho làn da. Điều này làm giảm đáng kể khả năng bị sẹo.
Khi bị bệnh hắc lào, chúng ta cảm thấy ngứa ngáy khó chịu trên vùng da bị nhiễm nấm nên người bệnh thường có thói quen gãi trực tiếp hoặc dùng những vật có cạnh cứng chà mạnh. Hành vi này vô tình làm tổn thương các nốt hắc lào trên da, khiến bệnh hắc lào lây lan và có thể có nguy cơ bị bội nhiễm.
Lúc này, làn da của chúng ta bị tổn thương sâu hơn, khó điều trị hơn bình thường và rất dễ để lại sẹo. Vì vậy, để không để lại sẹo trên da, chúng ta không nên dùng lực kỳ mạnh hay dùng tay gãi lên da.
Một số lưu ý trong quá trình sinh hoạt tại nhà cũng có thể giúp người bệnh điều trị bệnh hắc lào, giúp bệnh nhanh lành hơn, hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát. Bệnh nhân cần lưu ý những lưu ý sau:
Sẹo là một tình trạng rất phổ biến phát triển sau khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh hắc lào. Để ngăn chặn điều này, tốt nhất người bệnh nên thực hiện các bước ngăn ngừa sẹo trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, cần quan sát và phát hiện bệnh sớm, có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để các tổn thương trên vùng da bệnh lây lan sang các vùng da khác.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.