Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lang ben có lây không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người về bệnh lý da liễu này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này và những vấn đề khác liên quan đến lang ben.
Lang ben là bệnh nấm trên da thường gặp, thường không có triệu chứng đặc biệt và kéo dài dai dẳng. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ít hoặc không ngứa, không đau nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bệnh gây trở ngại trong quá trình sinh hoạt cũng như giao tiếp của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh lang ben? Bệnh lang ben có lây không?
Lang ben là bệnh lý da liễu lành tính do nấm họ Malassezia. Đây là một loại nấm lưỡng hình thuộc thành phần của vi hệ nấm trên da người gây nên. Khi loại nấm này ăn vào lớp sừng của da và các lỗ chân lông sẽ tạo nên các đốm loang màu sáng khác biệt trên da. Sự chuyển đổi của Malassezia từ tế bào nấm men sang nấm sợi thường là do cơ thể tiếp xúc với thời tiết nóng ẩm, mồ hôi tiết nhiều hoặc thường sử dụng các sản phẩm bôi ngoài dạng dầu, mỡ là nguyên nhân chính gây ra bệnh lang ben. Thông thường, bệnh lang ben có những triệu chứng như sau:
Sự phân bố của các vết loang lang ben phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu dinh dưỡng của nấm men. Ở người lớn, lang ben thường sẽ xuất hiện ở phần thân trên, ít gặp ở vùng da mặt và nếp gấp. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, lang ben lại thường gặp ở vùng mặt.
Vậy bệnh lang ben có lây không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ở phần nội dung ngay sau đây.
Mặc dù lang ben không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bất kì ai đều không muốn mắc phải căn bệnh này vì thế họ luôn đặt ra câu hỏi "Bệnh lang ben có lây không?".
Nhiều người cho rằng bệnh lang ben là không thể lây lan. Thế nhưng trên thực tế, lang ben rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành. Đặc biệt là đối với những thành viên trong gia đình, khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, nằm chung giường, chăn, chiếu,…
Bệnh lang ben lây mạnh khi có các điều kiện thuận lợi như đổ mồ hôi nhiều, nhất là mùa hè, thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, bệnh còn có yếu tố di truyền, nghĩa là cha mẹ bị bệnh thì con cái cũng dễ bị bệnh.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc "Bệnh lang ben có lây không?" là có. Vậy, bệnh lây qua đường nào?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng lang ben chỉ là nấm ngoài da nên sẽ không lây lan và có thể tự khỏi. Thế nhưng, trong thực tế thì lang ben rất dễ lây lan. Đặc biệt, bệnh có xu hướng lây lan rất nhanh vào những ngày nắng nóng, khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn. Trong thời gian đầu, lang ben chỉ là những chấm nhỏ rồi sau đó phát triển thành các đốm màu ở một số vị trí nhất định. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, lang ben sẽ lan rộng ra diện tích lớn như một nửa thân trên.
Nếu có điều kiện thuận lợi, bệnh có thể lây lan nhanh chóng khắp các vùng da. Việc này gây khó khăn cho quá trình điều trị cũng như khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Lang ben không chỉ phát triển rộng khắp các vùng da mà bệnh thậm chí còn lây lan từ người này sang người khác. Bệnh lang ben có khả năng lây trực tiếp khi bạn tiếp xúc với vùng da bị nấm hoặc gián tiếp qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân.
Bên cạnh đó, việc mặc chung quần áo,dùng chung khăn tắm, xà phòng tắm hay tắm chung nguồn nước bể bơi công cộng với người bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm lang ben rất cao. Nếu bạn chủ quan không điều trị dứt điểm, bệnh lang ben không chỉ gây mất thẩm mỹ cá nhân mà còn khiến bệnh trở nên khó điều trị và trở thành nguồn gây bệnh cho người khác.
Lang ben là một bệnh rất dễ mắc phải, nhưng khó điều trị và rất dễ tái phát nếu điều trị không đúng cách và kịp thời. Vì vậy,hãy chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh an toàn sau đây để bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh:
Như vậy, với các thông tin bổ ích trên, hẳn băn khoăn "Bệnh lang ben có lây không?" của bạn đã được giải đáp. Mặc dù đây là bệnh lành tính và không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh nhưng lại vô cùng mất thẩm mỹ. Vì vậy, nếu bản thân có những dấu hiệu trên hãy kịp thời thăm khám để điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.