Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh uốn ván biểu hiện như thế nào?

Ngày 22/02/2019
Kích thước chữ

Bệnh uốn ván là dạng nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bởi vậy, việc nắm bắt uốn ván biểu hiện như thế nào rất quan trọng để có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh uốn ván là dạng nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bởi vậy, việc nắm bắt uốn ván biểu hiện như thế nào rất quan trọng để có hướng điều trị kịp thời.

1. Bệnh uốn ván là bệnh gì?

Bệnh uốn ván là dạng nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, nổi bật bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, được gây ra bởi một độc tố protein mạnh là tetanospasmin, do trực khuẩn Clostridium tetani tiết ra.

Bệnh uốn ván hay xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn và ở các nước không có "Chương trình tiêm chủng mở rộng" thì bệnh gặp ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Bệnh uốn ván do một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da hay vết trầy da, bị bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật hay sảy thai và sinh đẻ…

Trực khuẩn uốn ván sẽ phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu rồi tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân có hiện tượng co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Khi mắc phải bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao, chiếm từ 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong tới 95%.  Thời kỳ ủ của bệnh trong khoảng 4 – 21 ngày thì bệnh uốn ván biểu hiện rõ rệt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và bệnh nhân ngừng tim.

Bệnh uốn ván biểu hiện như thế nào? 1Uốn ván ở trẻ sơ sinh có tỉ lệ tử vong cao nhất 

2.  Nguyên nhân gây Uốn ván

Bệnh uốn ván không lây trực tiếp từ người sang người. Vi khuẩn Uốn ván có khắp nơi trong môi trường: cống rãnh, đất cát, phân gia súc và gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ … Vi khuẩn Uốn ván có thể xâm nhập vào vết xây xước và vết thương phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh Uốn ván như:     

  • Qua vết thương nhỏ và kín đáo như Vết kim tiêm, ngoáy tai, xỉa răng hay bị gai đâm... đến các vết thương to, rộng, nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, chiến đấu. Thậm chí đôi khi có thể gặp sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn v.v… với các dụng cụ bị ô nhiễm nha bào Uốn ván.
  • Những vết thương có tình trạng bị thiếu ôxy do: Miệng vết thương bị bịt kín, bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo... tạo thuận lợi cho nha bào Uốn ván phát triển gây bệnh.

3. Bệnh uốn ván biểu hiện như thế nào?

Bệnh uốn ván biểu hiện như sau:

Sốt nhẹ: Sốt là biểu hiện phổ biến của nhiễm trùng uốn ván. Người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu này sau 5 ngày phơi nhiễm với vi khuẩn.

Cứng cơ: Hàm, cổ và lưng cứng là các triệu chứng phổ biến của uốn ván biểu hiện bệnh nhân bị nhiễm trùng.

Đau khắp cơ thể: Cứng cơ sẽ dẫn tới đau khắp cơ thể. Một số bệnh nhân còn bị đau đầu. Đây chính là uốn ván biểu hiện rõ ràng nhất mà bạn nên lưu ý.

Bệnh uốn ván biểu hiện như thế nào? 2Một trong những biểu hiện uốn ván là tình trạng đau khắp các cơ xương, đau đầu

Ra mồ hôi và mất nước: Ra nhiều mồ hôi và mất nước cũng là tố cáo bạn bị uốn ván biểu hiện của nhiễm trùng.

Lượng nước tiểu ít và phân cứng: Việc sốt thường gây ra tình trạng mất nước. Chính vì vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân cũng có thể đại tiện phân cứng.

Tiểu tiện và đại tiện thường xuyên: Vì cơ của cơ thể trở nên yếu, bệnh nhân có thể khó kiểm soát chức năng bàng quang và ruột dẫn tới tình trạng đi đại tiện và tiểu tiện thường xuyên. Đây cũng là uốn ván biểu hiện cần lưu ý.

Gãy xương: Nhiễm trùng uốn ván gây yếu cơ và xương khiến cho bệnh nhân dễ bị gãy xương.

Nghẹt thở: Nghẹt thở là triệu chứng giai đoạn cuối của nhiễm trùng uốn ván và có thể dẫn tới suy hô hấp.

Khóa hàm: Khóa hàm là một triệu chứng uốn ván biểu hiện giai đoạn cuối cùng của bệnh và thường xuất hiện khi bệnh nhân không được điều trị trong thời gian dài.

Uốn ván trẻ sơ sinh: tình trạng này thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với uốn ván biểu hiện: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng.  Thông thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu bé không điều trị.

Uốn ván cục bộ: tình trạng này ít gặp, uốn ván biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu chính là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau khi chấn thương đầu hoặc nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng bao gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ mà thường gặp là dây số 7, có tỷ lệ tử vong cao.

4. Những cách điều trị bệnh uốn ván

Việc điều trị bệnh uốn ván sẽ được căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, uốn ván biểu hiện bằng một số liệu pháp và thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

  • Kháng sinh chẳng hạn như penicillin để diệt vi khuẩn
  • Globulin miễn dịch uốn ván (còn gọi là TIG) để trung hoà các độc tố mà vi khuẩn đã tạo ra trong cơ thể người bệnh.
  • Thuốc giãn cơ để kiểm soát tình trạng co thắt cơ
  • Vắc xin phòng uốn ván được cung cấp song song cùng với phương pháp điều trị của bác sĩ
  • Làm sạch vết thương theo đúng quy trình
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân uốn ván có thể phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ mô chết  bịhoại tử do nhiễm trùng.
Bệnh uốn ván biểu hiện như thế nào? 3Khi thấy mình bị uốn ván biểu hiện rõ rệt thì nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn phương án điều trị phù hợp

Bởi tỉ lệ tử vong từ bệnh uốn ván rất cao nên bạn cần phải chú ý uốn ván biểu hiện như thế nào để không xảy ra những tình trạng đáng tiếc. Tốt nhất, hãy đi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người thân có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh uốn ván nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:uốn ván