Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm dạ dày, đặc biệt là bệnh viêm dạ dày cấp là căn bệnh thường gặp do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày cấp, nhưng dựa vào yếu tố phát sinh mà người ta chia ra nguyên nhân là viêm dạ dày cấp do yếu tố nội sinh và viêm dạ dày cấp do yếu tố ngoại sinh. Cụ thể như sau:
Nhiễm vi khuẩn, virus: Theo nghiên cứu, vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày cấp. Vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng rồi trú ẩn dưới lớp niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc. Khi đó sẽ gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Do đồ ăn, thức uống có chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: những món cay, món nướng, chiên nhiều dầu mỡ, lạm dụng quá nhiều rượu, bia…là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp.
Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh gây hại cho dạ dày: thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt…
Các chất ăn mòn như thủy ngân, acid sunphuric, muối kim loại nặng…
Các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây tăng urê hoặc đường trong máu cao.
Stress nặng, bỏng nặng, chấn thương, sau cuộc mổ lớn, sốc, tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư… là những yếu tố có thể làm dạ dày tăng tiết axit (chất chua có trong dịch vụ), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày làm cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày dần dần chuyển thành bệnh viêm dạ dày.
Khi bị bệnh viêm dạ dày cấp bạn cần thực hiện ngay một số thói quen sau:
Nếu vẫn cảm thấy đau và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đưa bệnh nhân đến khám tại các trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán và xác định mức độ bệnh để có những hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp. Qua đó các bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với căn bệnh vì bệnh viêm dạ dày cấp thường gặp do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tâm trạng luôn thoải mái sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.