Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau dạ dày có ăn được rau muống không?

Ngọc Vân

30/03/2025
Kích thước chữ

Rau muống là loại thực phẩm giàu chất xơ quen thuộc, thường có mặt trong hầu hết các bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày có ăn được rau muống không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những ảnh hưởng của rau muống đối với hệ tiêu hóa. Từ đó, bạn sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp về việc có nên ăn hay cần kiêng loại thực phẩm này.

Nhiều người thường thêm rau muống vào trong thực đơn của mình để bổ sung chất xơ, vitamin A, B, C và các khoáng chất quan trọng. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại rau này mà không lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ phân tích tác động của rau muống đến những người bị đau dạ dày, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về việc có nên lựa chọn ăn loại rau này không để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình một cách tốt nhất.

Nguyên nhân đau dạ dày

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc “Đau dạ dày có ăn được rau muống không?”, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến vấn đề đau dạ dày của bản thân là do đâu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn lựa chọn có nên bổ sung rau muống vào chế độ dinh dưỡng của mình hay không. Đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bị tổn thương do tác động của dịch vị. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến chảy máu kéo dài, gây mất máu nghiêm trọng hoặc thậm chí làm thủng dạ dày, đe dọa đến tính mạng.

dau-da-day-co-an-duoc-rau-muong-khong.jpg

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh ảnh hưởng đến đại tràng, gây co thắt, đầy hơi và có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng, nhưng căng thẳng, thực phẩm, hormone và nhiễm trùng được cho là yếu tố kích thích. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Táo bón

Táo bón không chỉ gây khó khăn khi đại tiện mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu kéo dài. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên duy trì thói quen uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và vận động thường xuyên.

Virus dạ dày

Còn được gọi là "cúm dạ dày", bệnh do virus gây ra có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa và chuột rút. Virus dạ dày thường lây qua tiếp xúc với người bệnh hoặc thực phẩm nhiễm khuẩn. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi, nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, mất nước hoặc đi ngoài ra máu, người bệnh cần đi khám ngay.

Người bị đau dạ dày có ăn được rau muống không?

Vậy thì đau dạ dày có ăn được rau muống không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn rau muống bình thường. Tuy nhiên, việc ăn loại rau này cần được điều chỉnh phù hợp tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý. Nếu ăn đúng cách và với lượng hợp lý, rau muống không những không gây hại mà còn có thể mang lại lợi ích nhất định cho hệ tiêu hóa cũng như làm dịu tình trạng đau dạ dày.

đau dạ dày có được ăn rau muống không 2
Đau dạ dày có ăn được rau muống không?

Những người bị đau dạ dày do táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích có thể bổ sung rau muống vào chế độ ăn. Hàm lượng chất xơ cao trong rau giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đào thải và làm sạch đường ruột, từ đó giảm bớt tình trạng khó chịu ở hệ tiêu hóa.

Ngược lại, với những người mắc viêm loét dạ dày, rau muống có thể không phải lựa chọn lý tưởng. Chất xơ không hòa tan trong rau có thể gây khó tiêu, kích thích tiết axit dạ dày nhiều hơn, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng. Nếu vẫn muốn ăn, bạn nên nấu chín kỹ và ăn với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rau muống là đủ?

Theo như khuyến nghị về lượng rau muống nói riêng và rau xanh nói chung nên ăn hằng ngày, các quốc gia như Canada và Mỹ khuyên rằng 242g chỉ gồm lá rau muống, hoặc 121g cả thân và lá là phù hợp. Ở Anh thì con số này thấp hơn một chút, chỉ khoảng 80g rau đã chế biến. Tiêu thụ lượng rau một cách hợp lý sẽ đảm bảo bạn vẫn hấp thụ đủ dưỡng chất mà không gây hại cho sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn rau muống dành cho người bị đau dạ dày

  • Lựa chọn nguồn rau an toàn: Bạn nên mua rau muống từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy và uy tín để tránh trường hợp mua phải rau có dư lượng thuốc trừ sâu hay các hoá chất độc hại.
  • Sơ chế và chế biến kỹ lưỡng: Rau muống thường chứa nhiều giun sán, do đó bạn cần rửa thật sạch, ngâm nước muối và nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
  • Kiểm soát lượng tiêu thụ: Không nên ăn quá nhiều rau muống trong một ngày để tránh dư thừa dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn khi đói: Khi bụng rỗng, axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, ăn nhiều rau muống có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc làm cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lắng nghe phản ứng cơ thể: Nếu bạn gặp triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hoặc đau dạ dày sau khi ăn rau muống, hãy ngừng sử dụng và nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hạn chế dầu mỡ và gia vị mạnh: Khi chế biến các món từ rau muống, bạn nên giảm bớt lượng dầu mỡ và gia vị cay nóng như ớt, tỏi để tránh kích thích dạ dày.

Những trường hợp nào không nên ăn rau muống?

Tuy chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, không phải ai cũng có thể tiêu thụ loại rau này một cách an toàn. 

đau dạ dày có được ăn rau muống không 3
Những ai nên kiêng ăn rau muống?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số nhóm đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc tránh ăn rau muống để bảo vệ sức khỏe:

  • Người thể hàn, suy nhược khi ăn nhiều rau muống có thể cảm thấy mệt mỏi, khó tiêu, cần cân nhắc khi sử dụng thường xuyên
  • Người đang điều trị bệnh bằng thuốc Đông y: Trong một vài trường hợp, các chất trong rau muống có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc, khiến cho quá trình điều trị trở nên kém hiệu quả và kéo dài hơn dự định.
  • Người đang có vết thương hở hoặc mụn nhọt: Vì rau muống có khả năng kích thích tăng sinh da thịt, ăn nhiều có thể gây nên tình trạng sẹo lồi, làm giảm tính thẩm mỹ của da.
  • Người đang mắc bệnh viêm khớp hoặc bệnh gút: Rau muống có tính phong nên có thể làm tăng lên cảm giác đau nhức xương khớp và làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.
  • Người đang có vấn đề về đường tiết niệu hoặc huyết áp cao: Việc tiêu thụ nhiều rau muống có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng thận cũng như làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe.
  • Người sở hữu hệ tiêu hóa yếu hoặc dễ bị dị ứng: Nếu bạn có dạ dày nhạy cảm hoặc cơ địa dễ kích ứng thì bạn nên hạn chế thêm rau muống vào khẩu phần ăn để tránh trường hợp xảy ra các phản ứng không mong muốn.

dau-da-day-co-an-duoc-rau-muong-khong1.jpg

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp của bạn về việc đau dạ dày có ăn được rau muống không. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn rau muống với lượng vừa phải đồng thời chú ý cách chế biến để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe dạ dày một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin