Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lở loét da là tình trạng bệnh thường gặp ở những bệnh nhân nằm lâu ngày, tỳ đè quá lâu ở một vị trí. Lở loét da gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, vết loét sẽ dễ bị bội nhiễm, khi khỏi sẽ để lại sẹo thâm, sẹo lõm.
Với bài viết bên dưới, bạn sẽ nắm được những nguyên tắc khi chăm sóc vết loét cũng như những hướng dẫn chi tiết để chữa trị vết loét giúp mau lành và không để lại sẹo.
Vết loét có nhiều nguyên nhân hình thành, từ những tổn thương nhỏ nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì vết thương sẽ nhanh khỏi, tránh nhiễm trùng, khó chịu hay đau đớn. Một số nguyên nhân gây ra lở loét như:
Từ một vết loét nhỏ có thể trở nên nặng hơn nếu chăm sóc vết loét không đúng cách, môi trường sống không khô thoáng khiến vi sinh vật phát triển.
Người lớn tuổi nằm một chỗ quá lâu gây ra các vết loét tì đè
Một bước quan trọng trong nhất khi chăm sóc và điều trị vết loét là sử dụng dung dịch kháng khuẩn để đảm bảo vết thương sạch sẽ, không nhiễm trùng, vết loét được kiểm soát không bị loét thêm.
Để đạt được hiệu quả tối ưu, dung dịch kháng khuẩn cần đảm bảo có khả năng kháng khuẩn mạnh, không gây kích ứng, rát da, không làm tổn thương mô hạt, cản trở hồi phục tự nhiên.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm chai xịt Hyalo4 Silver Spray để điều trị các tổn thương da và bảo vệ vết loét khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng bình xịt đúng cách sẽ chăm sóc tốt vết loét hơn, rút ngắn thời gian điều trị, giảm bớt triệu chứng đau đớn cho người bệnh.
Hyalo4 Silver Spray sẽ tạo một điều kiện vi mô thuận lợi để vết loét nhanh lành hơn, hỗn hợp bột phun sẽ bám vào vị trí vết loét mà không bị phân tán, từ đó tạo ra một hàng rào bảo vệ khỏi vi khuẩn.
Sử dụng thêm chai xịt Hyalo4 Silver Spray để điều trị các tổn thương da
Bên cạnh việc vệ sinh vết thương, đối với trường hợp có vết loét nặng thì cần sử dụng thêm phác đồ điều trị như:
Ban đầu, các vết loét sẽ có nhiều dịch rỉ, bụi bẩn hay các mảnh da chết, do đó, cần làm sạch vết loét trước khi sử dụng dung dịch sát khuẩn. Đối với vết loét ở mức độ nhẹ, cần làm sạch bằng cách:
Đối với những vết loét nặng có mùi, hoại tử thì bệnh nhân không nên áp dụng phương pháp trên mà cần đến xử lý vết loét an toàn, tránh nhiễm khuẩn.
Đây là bước rất quan trọng, được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị loét da. Vết loét da sẽ nhanh lành, không nhiễm khuẩn nếu việc sát khuẩn đúng cách. Khi thực hiện sát khuẩn không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn chung, gây ra nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp,... Các vết loét nên được vệ sinh hàng ngày đảm bảo sạch sẽ, tránh nhiễm trùng. Cách vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn:
Dưỡng ẩm vết loét sẽ thúc đẩy vết loét nhanh lành hơn, một số sản phẩm dưỡng ẩm khả năng sát khuẩn nhờ đó hiệu quả sát khuẩn được kéo dài, giảm số lần vệ sinh.
Các sản phẩm dưỡng ẩm sẽ duy trì độ ẩm cho vết loét nên chỉ sử dụng khi vết loét khô se hẳn, không dịch rỉ viêm. Các vết loét sẽ khô từ ngoài vào trong nên khi chăm bệnh cần chú ý thoa kem ở vùng da đã khô hẳn.
Việc băng bó vết loét sẽ giúp ngăn cản các yếu tố ngoài môi trường như vi khuẩn, bụi bẩn,... hạn chế tiếp xúc vết loét với đồ đạc xung quanh. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt, hạn chế gây đau nhức, tạo điều kiện để vi khuẩn kỵ khí phát triển. Băng gạc phải vô khuẩn, thay băng sau mỗi lần vệ sinh.
Việc băng bó vết loét sẽ giúp ngăn cản các yếu tố ngoài môi trường
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý, vệ sinh vết loét một cách an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng cần theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị phù hợp.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.