Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại thuốc chống loét tì đè phù hợp

Ngày 29/07/2022
Kích thước chữ

Loét tì đè là căn bệnh loét da thường gặp ở những người bệnh nằm liệt lâu ngày, người sau các cuộc phẫu thuật lớn hay những người cao tuổi ít vận động. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả, người bệnh sẽ cần đến loại thuốc chống loét tì đè phù hợp.

Trong các bước điều trị tì đè, bước chăm sóc vết loét tì đè là bước quan trọng và thuốc chống loét tì đè là thuốc không thể thiếu. Hãy tìm hiểu kỹ về bệnh loét tì đè và các loại thuốc chống loét tì đè phù hợp qua bài viết dưới đây.

Loét tì đè là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Loét tì đè là gì?

Loét tì đè: Thuốc chống loét tì đè1
Loét tì đè là bệnh loét da do thiếu dinh dưỡng

Loét tì đè là bệnh loét ở vùng da do bị kém dinh dưỡng ở cơ thể. Sức nặng của cơ thể đè lên vùng da khiến cho mao mạch ở vùng da đó không lưu thông, gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng, cùng với đó máu ở tĩnh mạch bị ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét da. Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân bị tai biến nằm liệt giường, người sau những cuộc phẫu thuật lớn chưa tỉnh lại hoặc chưa thể vận động, những người cao tuổi ít vận động. Trải qua thời gian dài nằm đệm hơi hoặc đệm nước mà không có vải trải đệm hoặc giường cứng, đệm cứng cũng là một trong những điều kiện gây loét tì đè.

Một số vị trí dễ bị loét tì đè như: Vị trí xương bị lồi lên ít cơ hoặc không có cơ bao bọc, vùng da xương chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, khuỷu tay và gót chân. 

Khi bị loét tì đè, vùng da ở chỗ tì đè sẽ bị sung huyết, đỏ, khiến cho người bệnh cảm thấy đau. Tại vùng tì đè sẽ có nốt phồng, khi nốt phồng vỡ ra, vùng da ở dưới nốt phồng này sẽ có màu đỏ hoặc xanh nhạt, dần sẽ chuyển màu đen. Vết loét tì đè có thể bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Loét tì đè có 4 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:

  • Cấp độ 1: Da vẫn liền, vết đỏ trên da không biến mất khi bỏ lực tì đè ra khỏi tay. Ở cấp độ này, người bệnh có thể cảm thấy đau, cứng hay mềm ở vùng da bị tì đè hoặc không có triệu chứng gì.
  • Cấp độ 2: Tổn thương bán phần lớp dưới da, ở đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục.
  • Cấp độ 3: Vùng da bị loét tì đè sẽ bị mất toàn bộ lớp da, lớp dưới da.
  • Cấp độ 4: Loét tì đè lúc này là nặng nhất, người bệnh mất toàn bộ mô dưới da, cơ và xương, gân cơ và dây chằng có thể nhìn thấy rõ. Tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen có thể xuất hiện.

Điều trị loét tì đè

Loét tì đè nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân cần điều trị loét tì đè theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị, các bước điều trị sẽ gồm:

  • Chăm sóc cho cơ thể, tăng cường thể trạng.
  • Loại bỏ các nguyên nhân hay yếu tố gây nên loét da.
  • Chăm sóc vết loét.
  • Điều trị ngoại khoa.

Các loại thuốc chống loét tì đè

Như đã đề cập ở trên, chăm sóc vết loét do tì đè là bước quan trọng nhất và cần có thuốc bôi phù hợp. Kem bôi chống loét tì đè phù hợp sẽ phải có công dụng làm cho các vết loét nhanh lành, sạch sẽ và không bị viêm, nhiễm trùng bởi khả năng kháng khuẩn mạnh, không làm tổn thương tổ chức hạt và nguyên bào sợi, an toàn, không gây xót, kích ứng da và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc đang được phân phối chính hãng bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở nhà thuốc Long Châu:

Dung dịch xịt chống loét Sanyrene

Loét tì đè: Thuốc chống loét tì đè2
Xịt chống loét tì đè Sanyrene

Dung dịch xịt chống loét Sanyrene có xuất xứ từ Pháp với các thành phần an toàn, lành tính cho da có công dụng giúp phòng ngừa và chữa trị cho làn da bị loét tì đè, bị cắt hoặc cọ sát, da yếu mỏng hay hoặc da khô do mất nước. Xịt một đến 2 lần vào làn da bị tì đè rồi dùng tay xoa nhẹ nhàng, sử dụng 3 đến 4 lần/ngày.

Kem bôi dạng gel Multidex

Loét tì đè: Thuốc chống loét tì đè3
Kem bôi tì đè dạng gel Multidex

Xuất xứ tại Hoa Kỳ, kem bôi dạng gel Multidex có rất nhiều công dụng chữa trị và phòng tránh loét da bao gồm:

  • Loét tì đè do bệnh nhân nằm trong thời gian dài.
  • Loét da có nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.
  • Vết mổ bị nhiễm trùng lâu khỏi.
  • Loét do bị bỏng nặng. Vết thương lâu lành. Loét chân, vết thương ở chân lâu lành do bệnh đái tháo đường.
  • Loét do tắc mạch máu. Vị trí ghép da, hiến mô,...

Khi sử dụng hãy cắt lọc mô hoại tử nếu cần thiết, rửa sạch vết loét rồi bôi kem Multidex.

Trên đây là thuốc chống loét tì đè mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp giới thiệu đến bạn. Hãy tùy vào tình trạng vết loét và sự tư vấn của bác sĩ, những người có chuyên môn để lựa chọn loại thuốc chống tì đè phù hợp.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin