Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng đái dầm xảy ra ở trẻ từ 1−5 tuổi và nguyên nhân có thể là do một số bất thường ở cơ quan bài tiết. Khi trẻ đái dầm, bố mẹ chỉ muốn con nhanh chóng bỏ được tật xấu này ngay lập tức. Tuy nhiên có nhiều trẻ còn quá nhỏ nên chưa tự ý thức được, khi trẻ lớn hơn là có thể tự đi tiểu đúng lúc.
Vậy có cách nào để đối phó chứng đái dầm của trẻ? Hiện nay có rất nhiều cách để các bậc phụ huynh và con cùng nhau xử lý vấn đề này dễ dàng hơn.
Khi bạn cảm thấy bực dọc, khó chịu vì phải giặt giũ chăn ga dính nước tiểu của trẻ thì cũng không nên quát mắng, trút bực dọc lên trẻ. Đái dầm là một tình trạng trẻ đi tiểu không tự chủ được và trẻ không hề muốn điều này xảy ra. Khi bị la mắng, trẻ sẽ cảm thấy có lỗi, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ khiến trẻ càng đái dầm nhiều hơn khi ngủ. Do đó, trong một lần nào đó trẻ biết nhờ sự giúp đỡ từ phụ huynh khi mắc tiểu thi các phụ huynh hay tán dương và khen thưởng để con biết mình đang làm tốt và phát huy.
La mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ khiến trẻ càng đái dầm nhiều hơn
Phụ huynh nên cho trẻ biết rằng tình trạng đái dầm không phải lỗi của con, đồng thời có thể kể cho trẻ nghe rằng khi ba mẹ ở tuổi con cũng gặp tình trạng tương tự và khi lớn lên tình trạng này sẽ chấm dứt. Nếu gia đình có nhiều trẻ nhỏ, bố mẹ cần dạy các con rằng tình trạng đái dầm không xấu để các bé không trêu chọc nhau.
Trước khi đi ngủ, các phụ huynh nên cho con đi vệ sinh trước khi lên giường. Nếu bố mẹ vẫn còn thức thì 1-2 tiếng sau khi con ngủ hãy đánh thức con đi vệ sinh rồi ngủ lại. Cách này sẽ giảm tối đa khả năng trẻ sẽ đái dầm khi ngủ nhờ vào việc giảm lượng nước tiểu trong bàng quang.
Một số trẻ còn quá nhỏ nên chưa tự ý thức được phải thức dậy khi bàng quang đầy nước khiến trẻ đái dầm. Sử dụng chuông báo đái dầm sẽ giúp đánh thức trẻ ngay khi có dấu hiệu tiết nước tiểu. Quần lót của trẻ có gắn thiết bị cảm ứng sẽ reo lên khi có một lượng nước tiểu bị rỉ ra, chuông báo sẽ đánh thức con dậy đi tiểu.
Sau một thời gian áp dụng, chuông sẽ rèn luyện cho trẻ cơ chế tự ý thức được khi bàng quang đầy và con sẽ tự thức dậy đi vệ sinh đúng lúc.
Những trẻ sợ bị đái dầm về đêm nên cố gắng kìm lại cơn khát và cố nhịn không uống nước trong ngày. Tuy nhiên, vào ban đêm trẻ sẽ thấy khát hơn và uống thật nhiều nước. Do đó, các bậc phụ huynh nên khuyến khích, động viên con uống nhiều nước vào ban ngày và một ít nước vào ban đêm. Lần uống đó sẽ là lần cuối cùng trong ngày và đi ngủ, lúc đó hệ bài tiết của con sẽ không bị quá tải.
Động viên con uống nhiều nước vào ban ngày và ít nước vào ban đêm
Các bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng các loại nước uống có chứa caffeine như cà phê, coca cola, trà. Caffeine sẽ làm cho cơ thể trẻ nhanh bài tiết, kích thích trẻ đi tiểu nhiều hơn. Đối với đồ uống có ga cũng tương tự, do đó, bố mẹ cũng không nên cho con uống các loại nước ngọt có ga nhé.
Mẹ có thể sử dụng một chiếc drap nệm chống thấm nước, có khóa kéo để nước tiểu không thấm vào bên trong nệm. Hiện nay có nhiều nơi bán các tấm lót drap giường, khi trẻ đái dầm, bạn chỉ cần làm sạch tấm lót mà không cần giặt lại drap trải giường.
Nếu trẻ đã trên 5 tuổi nhưng vẫn còn chứng đái dầm thì bạn nên thông cảm cho trẻ vì lúc này có thể trẻ đã ý thức được mình đang làm phiền bố mẹ và cảm thấy có lỗi. Do đó, khi con có ý muốn phụ giúp dọn giường thì bố mẹ nên để con giúp tháo drap giường hay bọc lại drap nhé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên ép trẻ mà để bé tự giác, vì khi ép sẽ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn và nghĩ đây là hình phạt cho tình trạng đái dầm ở trẻ.
Một số trẻ lớn hơn thì ba mẹ có thể khích lệ trẻ và trao những phần thường khi trẻ tự có thể đi tiểu đúng lúc, chấm dứt tình trạng đái dầm để trẻ cảm thấy vui và tiếp tục phát huy.
Bạn nên sử dụng tã giấy hay miếng lót chống thấm cho trẻ. Các vật dụng này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi ngủ và mẹ cũng sẽ đỡ vất vả hơn khi trẻ đái dầm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể trang bị thêm các bộ quần áo để thay cho trẻ khi cần.
Sử dụng tã giấy hay miếng lót chống thấm cho trẻ
Một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đái dầm là bàng quang phát triển chậm. Khi trẻ muốn đi tiểu, ba mẹ nên giữ khoảng 10-20 phút rồi để trẻ đi tiểu, điều này sẽ giúp mở rộng bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát của cơ quan bàng quang. Bên cạnh đó, để bàng quang mở rộng hơn thì trẻ nên được uống nhiều nước.
Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng một số phương pháp khác giúp cơ xương chậu của trẻ được tăng cường.
Đái dầm là một bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến tâm lý và các hoạt động của trẻ. Bạn có thể tham khảo những cách đối phó khi trẻ đái dầm ở bên trên để giúp con dễ dàng dứt điểm tình trạng này và ba mẹ cũng không quá vất vả khi dọn dẹp cho con.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.