Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách phân biệt nám da, tàn nhang và sạm da

Ngày 31/01/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nám và tàn nhang là tình trạng thường gặp ở da và gây ra các mảng da có màu tối hơn màu da bình thường của bạn. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ sau tuổi 30 đều bị nám, tàn nhang nhưng không biết cách phân biệt. Cùng tìm hiểu cách phân biệt nám và tàn nhang để có cách điều trị đúng cách.

Sạm da do nám và tàn nhang đều có nguyên nhân chính là do sự gia tăng quá mức của melanin trên biểu bì da. Tuy nhiên, từng loại cũng có nhiều đặc điểm khác nhau, bạn hãy cùng phân loại và nhận biết qua bài viết sau nhé. 

Điểm giống nhau 

Nguyên nhân gây nám da, sạm da, tàn nhang là do sự gia tăng hắc sắc tố melanin ở da, chủ yếu là do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Chúng làm xuất hiện những vết thâm nám gây mất đi thẩm mỹ của làn da, khiến nhiều người cảm thấy đau đầu và tự ti.

Tình trạng này tương đối lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng cần phải được điều trị sớm không thì dễ lây lan sang các vùng da khác. Việc điều trị những căn bệnh này cần tìm hiểu về nguyên nhân chính xác gây bệnh để có giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Nám và tàn nhang đều có tính đối xứng, phân bố rải rác, kích thước nhỏ, tròn, đều, sẫm màu xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

Điểm khác nhau

Cách phân biệt nám da, tàn nhang và sạm da 2

 Phân biệt nám và tàn nhang

Vị trí xuất hiện

Nám da có tên tiếng Anh là melasma. Chúng là tình trạng da xuất hiện các đốm và mảng màu nâu từ nhạt đến đậm, chỉ xuất hiện trên gương mặt, tập trung ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mũi, hai gò má, cằm, môi, và trán. Chúng có kích thước lớn hơn các đốm tàn nhang.

Tàn nhang có tên tiếng Anh là freckle. Chúng  là những đốm tròn nhỏ khoảng 0,5 cm (chỉ bằng đầu que tăm hoặc hạt mè), có màu sậm, thường nằm rải rác trên da. Tàn nhang có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên da như mặt, cổ, lưng và cánh tay…

Nguyên gây chủ yếu gây bệnh 

Nguyên nhân chính gây tàn nhang là di truyền, vì thế những người da trắng, có tóc và mắt sáng màu sẽ dễ bị tàn nhang hơn những người da vàng hay da đen. Một nguyên nhân khác là tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, khi da tiếp xúc trực tiếp sẽ kích thích tạo nhiều melanocytes, tăng cường sản xuất sắc tố melanin làm hình thành các đốm nâu sẫm màu trên da.

Nám thường nghiêm trọng hơn tàn nhang và do những nguyên nhân chính gây ra như rối loạn hormone trong cơ thể, tác động của ánh sáng mặt trời, lạm dụng thuốc tránh thai hoặc ảnh hưởng từ mỹ phẩm kém chất lượng. 

Cách phân loại nám và tàn nhang

Cách phân biệt nám da, tàn nhang và sạm da 2 Tàn nhang xuất hiện nhiều vào mùa hè và mờ vào mùa đông

Tàn nhang được chia thành 2 loại

Ephelides: Thường gặp ở những người có làn da trắng, mỏng, với hình dạng là những nốt nhỏ, tròn, đều, màu nâu, nằm rải rác, có bản to và mờ.  Vào mùa hè khi tiếp xúc với ánh mặt trời thì chúng sẽ có màu đậm hơn, mùa đông thì nhạt dần.

Lentigines: Là những vết tàn nhang nhỏ, có màu nâu hoặc đen, phẳng với đường viền rõ ràng nổi bật trên nền da xung quanh, thường xuất hiện ở trẻ em do di truyền. Khác với Ephelides, chúng sẽ không mờ đi vào mùa đông. 

Nám thường được chia thành 3 loại

Cách phân biệt nám da, tàn nhang và sạm da 3  Nám mảng, nám chân sâu và tàn nhang

Nám mảng: Chúng thường xuất hiện ở 2 bên má thành mảng, khá nhạt màu nhưng loại có tính lây lan do hình thành ở ngay lớp biểu bì trên bề mặt da. Chân nám ăn không sâu, thường tập trung thành từng mảng nhỏ ở khu vực gò má, trán, mũi, cằm, tách biệt rất rõ đối với những vùng da bình thường.

Nám đinh: Loại nám này thường xuất hiện thành những nốt chấm tròn, có màu sắc đa dạng từ nâu nhạt đến đậm thẫm, thường tập trung ở 2 gò má. Chúng rất đậm màu do có chân nám nằm sâu dưới da, khá khó điều trị do nguyên nhân gây bệnh thường do các yếu tố bên trong như thời kỳ mãn kinh, lão hóa, rối loạn nội tiết tố.

Nám hỗn hợp: Đây là sự kết hợp giữa hai loại nám kể trên, là loại khó điều trị nhất. Chúng có thể do sự tổn thương  chị em dùng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc lạm dụng thẩm mỹ công nghệ cao. Chúng thường mọc rải rác ở trán, sống mũi, vùng da quanh mắt, hai bên gò má, có màu sẫm nhìn gần giống các vết thâm sau mụn.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau giữa nám và tàn nhang. Nếu bạn còn đang phân vân không biết tình trạng làn da của mình đang thế nào thì có thể đến bác sĩ da liễu để soi da và chẩn đoán chính xác nhất. Điều trị nám da hay tàn nhang đều đòi hỏi sự kiên trì, kết hợp hài hòa giữa bổ sung dưỡng chất bên trong và các biện pháp chăm sóc da, dưỡng da bên ngoài. Chúc bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp nhất dành cho làn da của mình. 

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Trị tàn nhang