Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bài viết tổng hợp và chia sẻ những kiến thức chăm sóc mẹ bầu đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp con yêu phát triển tốt nhất khi chào đời. Và mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện bất kỳ những bất thường nào nhé.
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng, ngoài ra mẹ cũng nên chú ý đến chế độ làm việc để có sức khỏe tốt nhất. Mẹ nên nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian mang thai để giúp cho con phát triển toàn diện.
Đa số phụ nữ mang bầu đi làm đến những tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 trước khi sinh. Tuy việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé tuy nhiên mẹ nên điều chỉnh chế độ làm việc sao cho phù hợp nhất.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ rất dễ bị ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi. Để giữ cho tinh thần thoải mái và hiệu suất làm việc ổn định mẹ nên áp dụng những phương pháp sau:
Ăn sáng điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng: Mẹ nên thức dậy sớm vào buổi sáng, vận động nhẹ bằng cách đi bộ xung quanh vườn nhà và nên uống 1 cốc nước lọc ấm để thông máu cho cơ thể. Sau đó mẹ nên ăn sáng với những món ăn nhẹ như sữa tươi, trứng với rau xanh, ngũ cốc hoặc các loại trái cây, không nên ăn quá no vì sẽ khiến mẹ dễ buồn nôn và khó chịu.
Chuẩn bị một số món ăn vặt cho bữa phụ: mẹ bầu nên ăn thêm nhiều bữa phụ trong ngày, vì vậy mẹ nên chuẩn bị 1 số món ăn vặt như bánh quy, sữa, hoa quả ép, hoa quả sấy, sữa chua, bột ngũ cốc, pho mát… để nhấm nháp để có tinh thần làm việc.
Dành thời gian giải lao giữa giờ: Vì đang mang thai nên mẹ không nên ngồi máy tính lâu sẽ không tốt cho thai nhi. Vì vậy mẹ hãy đi lại nhiều, khoảng 2-3 tiếng làm việc thì nên nghỉ giải lao khoảng 10 phút, đi lại trong văn phòng để thư giãn. Nếu công việc của mẹ cần đứng nhiều thì mẹ nên xin điều chỉnh lượng công việc, không nên đứng cả ngày dễ gây sưng phù, choáng váng và mệt mỏi.
Nghỉ ngơi đúng giấc và đầy đủ: Mẹ nên dành thời gian để ngủ trưa, chợp mắt 1 ít để cho đầu óc được thoải mái, giảm cảm giác buồn nôn hoặc mệt mỏi. Vào buổi tối mẹ nên đi ngủ sớm khoảng 10 giờ, sáng 7-8 giờ thức dậy để giữ cho tinh thần luôn sảng khoái.
Việc tăng cân trong quá trình mang thai là điều không thể tránh khỏi. Trung bình mỗi thai phụ sẽ tăng từ 15-20kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên mẹ nên kiểm soát cân nặng sao cho phù hợp trong các kỳ tam cá nguyệt.
Trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, bụng mẹ cũng chưa phát triển nên mẹ chỉ thường tăng khoảng 0,5-1kg. Trong thời gian này mẹ nên chăm tập thể dục để tránh bị rạn da, và sử dụng thêm 1 số thuốc bôi rạn da từ tự nhiên. Mẹ có thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng bằng các động tác yoga để tăng sự dẻo dai cho xương chậu.
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai trẻ sẽ bắt đầu phát triển toàn diện các bộ phận của cơ thể, bụng mẹ cũng to ra và mẹ cần bổ sung gấp đôi lượng dưỡng chất, vitamin và khoáng chất. Trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ cũng sẽ tăng cân nhanh hơn, có thể tăng khoảng 6-8kg nên mẹ cũng không quá lo lắng nhé. Mẹ nên khám thai định kỳ để bác sĩ tư vấn về sức khỏe của bé, cũng như thiết lập 1 chế độ ăn khoa học để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé nhé.
Trong kỳ tam cá nguyệt cuối cùng cũng là giai đoạn nước rút của mẹ và bé. Lúc này mẹ bụng mẹ đã phát triển to hơn nên mẹ cần chú ý trong việc vận động và ăn uống. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu qua các nhóm thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, ếch, lươn, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ, gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía, các loại quả ngọt và những loại rau tươi, hoa quả các loại…
Và chắc hẳn trong thời gian này mẹ cũng đã bắt đầu chuẩn bị những đồ sơ sinh cho bé, sữa, bỉm tã. Khám thai thường xuyên để xác định ngày dự sinh chính xác nhất. Đặc biệt nên chọn những bệnh viện phụ sản uy tín để sinh con một cách an toàn và nhanh chóng nhất.
Một trong những việc quan trọng nhất khi mẹ mang thai là đi khám thai định kỳ thường xuyên để bác sĩ theo sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những dị tật để có hướng giải quyết kịp thời. Những chỉ số của mẹ nên khám trong giai đoạn này như:
Đối với những mẹ có sức khỏe yếu hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng thì mẹ sẽ được tư vấn những loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.