Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị bỏng?

Ngày 17/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị bỏng do nước sôi, bị bỏng pô xe, bị ngã trầy xước tay,... đều là những mối nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ mỗi ngày. Để không phải loay hoay và lo lắng khi tìm cách xử lý vấn đề này, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách xử lý khi trẻ nhỏ bị bỏng.

Bỏng ở trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra rất phổ biến. Bỏng xuất hiện theo nhiều cách khác nhau như bị bỏng do nước sôi, bỏng bô xe,...

Tuy nhiên, đây đều là những dạng bỏng nhẹ và cha mẹ có thể điều trị cho trẻ ngay tại nhà. Vậy cách sơ cứu và trị bỏng cho trẻ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Các cấp độ bỏng ở trẻ

Thông thường, trẻ bị bỏng được chia thành 3 cấp độ khác nhau là bỏng cấp độ 1, 2, 3 tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở trên da của trẻ nhỏ. Tất cả các dạng bỏng đều cần phải được sơ cứu đúng cách và kịp thời để hạn chế vết thương lan rộng cũng như đi sâu vào tận bên trong các mô hoặc biểu bì ở dưới da.

Bỏng cấp độ 1

Bỏng cấp độ 1 được đánh giá là mức độ bỏng nhẹ nhất, vết bỏng chỉ xuất hiện ở một phần nhỏ ở lớp da trên cùng. Dấu hiệu của cấp độ này là da bắt đầu tấy đỏ, có cảm giác sưng và đau nhẹ.

Lúc này, da vẫn còn khô và chưa bị phồng rộp. Trẻ bị bỏng cấp độ 1 có thể lành lại từ 3 - 6 ngày. Lớp da mới sẽ bắt đầu tái sinh nên phần da bị lột ra trong khoảng từ 1 - 2 ngày.

Bỏng cấp độ 2

Bỏng cấp độ 2 là hiện tượng trẻ nhỏ bị bỏng nghiêm trọng và lấn sâu hơn vào phần bên dưới lớp da ở trên cùng. Dấu hiệu của cấp độ này là vết bỏng làm cho da trở nên phồng rộp, đau rát, tấy đỏ và đau nhức vô cùng.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị bỏng? 1
Trẻ bị bỏng ở cấp độ 2 là mức độ khá nghiêm trọng và cần phải được xử lý kịp thời

Vết phồng rộp có chứa dịch ở bên trong nên thi thoảng sẽ vỡ ra, để lộ phần da màu đỏ cherry hoặc màu hồng nhạt. Thời gian phục hồi ở mỗi trẻ nhỏ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, nhưng thông thường sẽ là 3 tuần hoặc hơn.

Bỏng cấp độ 3

Bỏng cấp độ 3 chính là mức độ bỏng nghiêm trọng nhất, chúng làm tổn thương nặng vào sâu bên trong da và xuống tận dưới các lớp tế bào biểu bì ở dưới da. Dấu hiệu của cấp độ này là bề mặt da bị khô, thường có sáp màu trắng, màu nâu hoặc đậm hơn.

Lúc đầu, trẻ nhỏ có thể không cảm thấy đau hoặc tê ở khu vực bỏng nghiêm trọng, nhưng càng về sau vết thương càng nghiêm trọng và khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức vô cùng.

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở trên da mà trẻ bị bỏng cấp độ 3 sẽ cần được điều trị với nhiều dụng cụ y tế, cũng như kỹ thuật đặc biệt chuyên sâu như cắt ghép da để trẻ có thể nhanh chóng khôi phục lại làn da khỏe mạnh.

Những nguyên nào khiến trẻ bị bỏng?

Cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân làm cho trẻ bị bỏng sẽ giúp ích hơn trong việc phòng ngừa cũng như có cách sơ cứu phù hợp.

  • Trẻ bị bỏng do nước sôi như nước ở trong bình thủy, nước trong bồn tắm, từ cốc cà phê, thức ăn nóng, canh sôi, dầu sôi,...
  • Trẻ bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng hoặc vật tỏa ra nhiệt độ cao như bàn ủi, bếp lò, lò sưởi,...
  • Trẻ bị bỏng do hóa chất như nuốt phải các chất tẩy rửa, keo dán sắt, pin đồng hồ,... hoặc tiếp xúc những đồ vật đó trực tiếp qua da.
  • Trẻ bị bỏng do tiếp xúc với nguồn điện hở.
  • Trẻ bị bỏng nhiệt do đứng lâu ở dưới ánh nắng mặt trời.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị bỏng? 2
Nguyên nhân trẻ bị bỏng do nước sôi là phổ biến nhất

Cách xử lý khi trẻ bị bỏng đơn giản ngay tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ và người chăm sóc cho trẻ nhỏ vẫn chưa hiểu rõ và biết cách xử lý đúng đắn khi trẻ nhỏ bị bỏng. Điều này khiến cho tai nạn bị bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, việc nắm rõ cách sơ cứu và chăm sóc vết thương khi bị bỏng là điều vô cùng quan trọng để vết thương được làm sạch kịp thời và tránh bội nhiễm.

Sau đây là những bước sơ cứu trẻ khi bị bỏng do nước sôi cũng như các loại bỏng khác:

  • Đầu tiên, cha mẹ cần phải loại bỏ yếu tố gây ra bỏng càng sớm càng tốt để đưa trẻ tránh xa khỏi vùng bị ảnh hưởng.
  • Tiếp theo, loại bỏ quần áo, đặc biệt là ở chỗ có vùng da bị bỏng, sau đó làm mát vết thương bằng nước sạch và lạnh với nhiệt độ 15 - 20 độ C khoảng 20 - 30 phút để làm suy giảm vết bỏng ăn sâu vào bên trong da, giúp giảm đau và sưng viêm hiệu quả.
  • Cha mẹ cần phải giữ cho vết bỏng được thoáng, sạch. Có thể sử dụng băng dán để giảm đau ngay tại chỗ và hạn chế bụi bẩn xâm nhập vào vết thương. Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng băng dán Urgo Burns & Grazes 10cm x 7c để dán vào vùng bị bỏng cho trẻ nhỏ. Sản phẩm này có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng, đồng thời không gây tổn thương cho da cũng như không dính vào vết thương.
  • Lưu ý, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi thuốc hoặc hóa chất lên vết bỏng nhằm hạn chế làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ nên sử dụng băng gạc vô khuẩn để đảm bảo an toàn cho da.
  • Sau khi đã xử lý vết thương xong, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để tránh bị mất nước hoặc bị sốc do bỏng.
  • Nếu như sau khi bị bỏng mà trẻ vẫn còn tỉnh táo thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được bác sĩ điều trị đúng cách.

Lưu ý, những cách xử lý vết bỏng tại nhà chỉ thích hợp đối với vết thương nhẹ. Riêng các vết bỏng cấp độ nặng, phụ huynh cần sơ cứu làm sạch, giảm nhiệt cho vết bỏng và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách, không tự ý sơ cứu các vết thương này tại nhà.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị bỏng? 3
Miếng dán Urgo Burns & Grazes hỗ trợ dán bỏng pô xe máy và các vết bỏng nhẹ trong gia đình

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã hướng dẫn cho cha mẹ cách xử lý vết bỏng cho trẻ nhỏ đơn giản ngay tại nhà. Bỏng ở trẻ nhỏ tùy thuộc vào từng mức độ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau, nhưng cha mẹ tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị để trẻ được chăm sóc đúng cách nhất.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin