Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Ngày 25/12/2017
Kích thước chữ

Chỉ số huyết áp đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp xác định tình trạng bệnh cũng như đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Vậy chỉ số huyết áp cao bao nhiêu

Chỉ số huyết áp đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp xác định tình trạng bệnh cũng như đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Vậy chỉ số huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp thực chất là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp được sinh ra từ cơ chế bơm máu của trái tim cộng với sự giãn nở của thành động mạch. Thường thì huyết áp có xu hướng tăng cao vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm. Huyết áp tăng cao gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng vì vậy việc giữ cho huyết áp ở mức ổn định là điều quan trọng và cần thiết.

Chỉ số huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Huyết áp thực chất là áp lực của dòng máu lên thành mạch.

2. Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm? Các chỉ số huyết áp có 2 chỉ số để đo huyết áp đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu:

  • Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu ở người trưởng thành bình thường là từ 90-135 mmHg
  • Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương ở người trưởng thành bình thường là từ từ 60-89 mmHg.
  • Huyết áp cao khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc khi huyết áp tâm trương >= 90 mmHg.

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm? Để biết được huyết áp của bản thân cao hay thấp thì bạn cần đo huyết áp thường xuyên, bạn có thể đến các trung tâm y tế để theo dõi huyết áp hay mua máy đo huyết áp tại nhà loại điện tử và tự theo dõi chỉ số huyết áp của mình.

3. Chỉ số huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm? Chỉ số huyết áp được coi là báo động ở mức nguy hiểm là huyết áp tâm thu trên 160 mm hg và huyết áp tâm trương trên 100 mm hg. Nếu bạn đang ở chỉ số này thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, vì có thể bạn đang bị huyết áp cao và rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận và thậm chí là tử vong.

Chỉ số huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Để biết được huyết áp của bản thân cao hay thấp thì bạn cần đo huyết áp thường xuyên

4. Cần phải làm gì khi bị cao huyết áp?

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm? Những người bị huyết áp cao phải uống thuốc đều đặn hàng ngày và đúng giờ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy huyết áp đã giảm về mức bình thường cũng không được tự ý ngưng thuốc vì chỉ số huyết áp đó là do hiệu quả của thuốc mang lại. Nếu không có sự điều chỉnh của bác sĩ thì không nên tự ý thay đổi các loại thuốc đang sử dụng, vì thuốc hạ áp có rất nhiều loại và mỗi loại thích hợp với từng đối tượng bệnh nhân riêng.

Ngoài ra để điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả người bệnh cần:

  • Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh như giảm chất béo, mỡ động vật, muối, rượu bia, thức ăn nhanh, chất kích thích. Tích cực ăn nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây và uống nhiều nước.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày với những môn phù hợp cho sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, thiền, yoga…
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, lạc quan, tránh những căng thẳng stress hay xúc động mạnh

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm? Khi bị cao huyết áp, cho dù có kiểm soát tốt chỉ số thì tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch là rất cao, đặc biệt là hình thành các mảng xơ vữa gây bít tắc các động mạch, làm thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, đặc hơn là gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phòng các biến chứng của huyết áp cao cũng quan trọng như kiểm soát chỉ số huyết áp vậy.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Huyết áp cao