Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Có nên dùng thuốc trị tay chân miệng không?

Ngày 30/08/2017
Kích thước chữ

Rất nhiều người phân vân không biết có nên dùng thuốc trị tay chân miệng cho con hay không. Thực chất đây là một loại bệnh lý cực kì nguy hiểm và nếu không nhanh

Rất nhiều người phân vân không biết có nên dùng thuốc trị tay chân miệng cho con hay không. Thực chất đây là một loại bệnh lý cực kì nguy hiểm và nếu không nhanh chóng điều trị sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Những triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em bố mẹ đã biết?

Để có thể xác định được loại thuốc điều trị tay chân miệng nào nên sử dụng cho con thì các bậc cha mẹ cũng phải nắm được những biểu hiện bệnh. Một số biểu hiện của hiện tượng chân tay miệng thường bị nhầm lẫn với sởi, sốt phát ban hay thủy đậu nên việc chẩn đoán và điều trị sai là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Sốt nhẹ:

Thông thường thì sau khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus từ 3 – 7 ngày bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Ban đầu trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn và thường khá mệt mỏi, không được nhanh nhẹn linh hoạt như hàng ngày nữa.

Có nên dùng thuốc trị tay chân miệng không? Sốt nhẹ là triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị chân tay miệng

Nổi ban đỏ ở chân tay:

Sau sốt 1 -2 ngày thì những nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện tại vị trí chân tay, miệng, bên trong môi. Nhiều người thường nhầm lẫn nó với bệnh phát ban. Sau đó, tại các nốt hình thành nên tình trạng mọng nước bên trong, các nốt có thể bị vỡ ra, trẻ vô cùng đau đớn khó chịu và biếng ăn.

Sốt cao li bì:

Khi trẻ rơi vào tình trạng sốt cao li bì, ngủ không đánh thức được và xuất hiện các cơn co giật thì phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện. Rất có thể những triệu chứng như viêm màng não phù phổi cấp đã xảy ra.

2. Có nên dùng thuốc trị tay chân miệng không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc bị bệnh chân tay miệng, vẫn chỉ có thuốc hỗ trợ điều trị bệnh và giảm các triệu chứng mà thôi. Tùy vào từng tình trạng và mức độ mắc bệnh của con mà mẹ mua cho con thuốc điều trị bệnh chân tay miệng phù hợp nhất. Đặc biệt trong những trường hợp nhẹ khi trẻ bị sốt nhẹ hay phát ban thì có thể điều trị tại nhà nhưng nếu trẻ sốt cao và co giật thì cần phải nằm viện theo dõi.

Điều trị tình trạng sốt và loét miệng

  • Hạ nhiệt cho con: Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ ngay lập tức phải dùng thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol).
  • Bổ sung nước lọc, nước điện giải, bổ sung thêm vitamin C, kẽm.
  • Trong tình trạng trẻ bị loét miệng thì sử dụng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn.

Có nên dùng thuốc trị tay chân miệng không? Nên bổ sung nhiều nước cho con khi bị chân tay miệng

Điều trị triệu chứng màng não

  • Cho trẻ uống thuốc chống co giật: phenobarbital.
  • Dùng thuốc Cefotaxim để điều trị viêm màng não và đặc biệt phải theo dõi các triệu chứng hô hấp của trẻ.

Điều trị triệu chứng màng não kèm co giật

  • Cho trẻ uống thuốc chống co giật.
  • Sử dụng kháng sinh: ceftriaxon hoặc cefotaxim.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước điện giải.
  • Theo dõi liên tục huyết áp, tim mạch.

Tình trạng trụy tim mạch, suy hô hấp

  • Với trường hợp suy hô hấp nhanh chóng thông đường thở và cho trẻ thở oxy.
  • Ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế.

Để trẻ không rơi vào tình trạng nguy hiểm cũng như không cần phải sử dụng thuốc chữa chân tay miệng cha mẹ nên duy trì cho con một môi trường sống sạch sẽ, những thói quen vệ sinh. Chắc chắn, việc duy trì cho con những thói quen lành mạnh như vậy thì sẽ không bao giờ phải sử dụng thuốc trị tay chân miệng.

Diệu Linh

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin