Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều muối

Ngày 13/12/2020
Kích thước chữ

Ăn mặn quá đều không tốt cho cơ thể một chút nào thậm chí còn gây ra nhiều căn bệnh mà bạn không ngờ tới. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều muối.

Các chuyên gia cho rằng natri là một thành phần ẩn và rất khó đo lường. Do đó, rất khó để ước tính lượng natri tiêu thụ trong một ngày. Và để dễ ước tính hơn, các nhà nghiên nghĩ ra cách xét nghiệm hàm lượng muối trong mẫu nước tiểu sẽ biết hàm lượng muối tiêu thụ của người ấy.

Tuy nhiên, lượng natri có thể thay đổi mỗi ngày nên cần kiểm tra nồng độ natri trong nhiều ngày thì mới có kết quả chính xác được.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang tiêu thụ quá nhiều muối mà không thể bỏ qua.

1. Luôn luôn cảm thấy khát nước

Natri có trong muối có công dụng là mang lại sự cân bằng chất lỏng cho cơ thể. Do đó, nếu ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ cần nhiều chất lỏng hơn để làm sạch hệ thống để mọi cơ quan có thể hoạt động tốt hơn. Đây là lý do vì sao bạn thường cảm thấy khát sau khi ăn mặn, và uống nước là cách tốt nhất để cơ thể điều chỉnh tỷ lệ natri trở lại bình thường.

Dấu hiệu bạn đang nhiều muối 1Luôn luôn cảm thấy khát

2. Phù chân bất thường

Phù nề cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nào đó nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của việc ăn quá nhiều natri. Ăn nhiều muối cũng có thể gây nên tình trạng trữ nước dẫn tới phù nề ở một số bộ phận cơ thể. Hoặc bạn có thể kiểm tra nếu thấy mình có bọng mắt khi mới ngủ dậy thì rất có thể là do bạn đang bị thừa muối đó nhé. Cách duy nhất để khắc phục là bạn nên cắt giảm lượng muối ăn trong chế độ ăn thường ngày.

3. Sỏi thận

Chắc bạn cũng đã từng nghe qua nguyên nhân gây nên sỏi thận là do ăn mặn rồi chứ? Chế độ ăn nhiều natri hoặc bổ sung quá nhiều lượng muối cho cơ thể có thể gây cản trở chức năng thận. Các phân tử muối sẽ lắng đọng tại thận và gây nên tình trạng sỏi thận. Do đó, nếu cảm thấy đau lưng hay đau vùng mạn dưới sườn thì cần phải đi khám bác sĩ ngay và giảm bớt lượng muối ăn dung nạp hàng ngày lại.

4. Ung thư dạ dày

Với những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm loét dạ dày thì chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Bởi lượng muối sẽ làm trầm trọng các vết thương niêm mạc dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori - đây là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.

5. Huyết áp cao

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 2.300 mg muối mỗi ngày và khuyến nghị tốt nhất chỉ nên ăn 1.500 miligam muối mỗi ngày đối với hầu hết người trưởng thành, nghĩa là khoảng nửa muỗng cà phê. Khi dung nạp quá nhiều muối sẽ tộn tại một số lượng natri dư thừa trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân làm tăng huyết áp vì muối khiến cơ thể tích nước, khiến tim bạn đập nhanh hơn bình thường.

6. Tiểu tiện nhiều hơn

Mặc dù tần suất tiểu tiện nhiều hơn thường do bàng quang hoạt động quá mức hoặc nguyên nhân cũng có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra, nhưng không nằm ngoài khả năng do bạn ăn quá nhiều muối. Khi đó, thận phải làm việc hết công suất bình thường để loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, chính bởi vậy bạn sẽ cảm thấy mắc tiểu tiện nhiều hơn.

7. Chuột rút cơ bắp

Sự co cơ cũng phụ thuộc vào sự cân bằng natri-kali trong cơ thể. Nếu dư thừa lượng muối trong cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc bị đau ở cơ bắp.

8. Thèm ăn mặn

Dấu hiệu bạn đang nhiều muối 2Luôn luôn thèm ăn mặn

Nhiều người hay có thói quen uôn nêm thêm mắm hoặc vào suất ăn của mình dù là ở ngoài cửa hàng hay ở nhà. Dần dần, vị giác của bạn thích nghi với vị mặn và luôn luôn phải bổ sung nhiều muối vào suất thức ăn của mình. Từ đây bạn sẽ có thói quen ăn mặn.

Tốt hơn hết, hãy tập ăn nhạt, dù cảm thấy không được kích thích vị giác và hơi khó ăn một chút nhưng cũng đừng nêm thêm mắm muối, mà hãy dùng các gia vị khác như đường, ớt, … để tăng thêm hương vị cho món ăn của mình nhé.

Điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Với người bình thường không mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường thì khuyến cáo lượng muối dung nạp cho cơ thể là dưới 5-6g (với người trưởng thành theo khuyến cáo của WHO).

- Bạn nên giảm bớt gia vị mặn trong các bữa ăn hàng ngày. Bình thường, chúng ta ăn 4.000 - 6.000mg natri, tương đương với 15g muối. Giờ đây bạn nên giảm xuống còn 6-10g, tương tự như lượng muối dung nạp vào cơ thể dành cho người cao huyết áp.

- Lượng natri thừa trong cơ thể không chỉ có nguyên nhân từ việc ăn muối mà còn do dùng nước mắm, nước chấm xốt tương hột, bột canh, muối tiêu… Một số các món ăn thường có lượng muối mặn như tương, chao, dưa muối, mắm, cá khô và các món ăn chế biến sẵn ở siêu thị đều nên hạn chế ăn. Bằng cách này bạn có thể giảm bớt từ 3-5g lượng muối dung nạp vào cơ thể đấy.

- Trong khi sơ chế hoặc chế biến, bạn nêm gia vị cho món ăn vừa ăn để làm sao khi ăn không cần chấm thêm nước chấm hoặc gia vị nữa. Để làm giảm thói quen ăn mặn của bạn tốt nhất trong bữa ăn không nên để bát nước chấm hoặc lọ muối trên bàn ăn của gia đình.

Dấu hiệu bạn đang nhiều muối 3Điều chỉnh lượng muối

- Nhiều gia đình bố mẹ hay tập cho trẻ nhỏ thói quen rưới nước chấm, nước xốt vào các món ăn trong bữa cơm. Đây là thói quen gây hại, ảnh hưởng xấu đến việc ăn mặn gây nhiều tác hại tới sức khỏe của trẻ sau này.

- Hạn chế nêm muối vào các món xào nấu, Với các loại như hải sản, nghêu, sò, ốc thường đã mặn rồi thì không cần cho thêm muối vào nữa

- Đọc hàm lượng muối trên các loại thực phẩm trước khi mua.

Thanh Hoa

Nguồn vtc.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin