Khi mắc bệnh sỏi thận, điều đầu tiên mà bệnh nhân thường nghĩ đến là những phương pháp trị sỏi thận nào sẽ hiệu quả và phù hợp. Bài viết sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Nguyên nhân sỏi thận hình thành là do sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu. Sỏi có thể gây đau đớn, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn và rất nguy hại cho sức khoẻ bệnh nhân. Vì những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nên rất nhiều người muốn tìm hiểu về các phương pháp trị sỏi thận.
Những đối tượng có nguy cơ bị sỏi thận
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp trị sỏi thận, chúng ta cùng tìm hiểu về những ai có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Theo tạp chí Health, thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu là triệu chứng cho thấy bạn có thể bị sỏi thận. Viên sỏi nằm ở trong đường tiết niệu và ngăn cản đường đào thải của nước tiểu, điều này có thể dẫn đến hiện tượng viêm đường tiết niệu. Người bị béo phì sẽ có nguy cơ bị sỏi cao hơn so với những người có thân hình gọn gàng.
Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao thường đi song hành với nhau. Chỉ số đường huyết trong máu tăng cao lâu ngày cũng sẽ kéo theo tình trạng rối loạn lipid máu và dư thừa triglycerid.
Nếu không có biện pháp kiểm soát tốt đường huyết, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm gây ra các triệu chứng bệnh mỡ máu cao, suy gan, thận.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Khi có các dấu hiệu này, bạn cần phải tìm phương pháp trị sỏi thận ngay:
- Đau: những người bệnh sỏi thận thường có chung dấu hiệu đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi vùng thận. Khi bệnh bắt đầu phát triển, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống vùng bụng dưới và dưới lưng. Người bệnh sẽ trải qua những cơn đau khi thì nhẹ, lúc lại đau nhói.
- Đi tiểu ra máu: Là dấu hiệu thường gặp của bệnh sỏi thận, tiết niệu, nhất là khi sỏi di chuyển bên trong niệu quản gây ra đau đớn kèm tiểu ra máu.
- Tiểu buốt, tiểu ra mủ, tiểu rắt: Khi có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra những viên sỏi. Đối với trường hợp nghiêm trọng có thể bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu.
- Sốt: Người bị sỏi thận rất hay sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau vùng hông, lưng, tiểu buốt, tiểu dắt… các dấu hiệu này là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm thận, bể thận cấp, cần có sự can thiệp kịp thời của các phương pháp trị sỏi thận.
Đau bụng là dấu hiệu nhận biết của bệnh sỏi thận
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp trị sỏi thận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Nhẹ thì đau vùng thắt lưng, rối loạn tiểu tiện, trường hợp bệnh phát triển nặng, sỏi thận rơi xuống niệu quản thì bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chất thải không được tống ra ngoài cơ thể, tích tụ hình thành sỏi thận tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong đường tiết niệu.
- Suy thận: Sỏi làm tắc đường tiểu dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước, lâu ngày khiến mô thận hoại tử dẫn tới suy thận. Khi suy thận nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể duy trì sự sống bằng cách chạy thận hoặc ghép thận.
- Vỡ thận: Tình trạng này có thể xảy ra khi có sự hình thành của nhiều viên sỏi gây ra áp lực tác động vào vách thận đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Các phương pháp trị sỏi thận
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi thận, họ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, nội soi hoặc chụp X-quang, chụp CT. Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một trong những phương pháp trị sỏi thận sau đây.
- Phương pháp trị sỏi thận ngoại khoa: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị sỏi thận ngoại khoa trong trường hợp viên sỏi có kích thước lớn chiến toàn bộ thận, xuất hiện các biến chứng như giãn thận độ III, IV, thận mưng mủ, suy thận. Với sự phát triển của nền y học hiện đại, người bệnh có nhiều lựa chọn nhiều phương pháp để lấy sỏi ra ngoài như: tán sỏi, mổ nội soi sỏi thận...
- Phương pháp trị sỏi thận nội khoa: Đối với bệnh nhân có kích thước sỏi nhỏ hơn 25mm sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để bào mòn. Phương pháp trị sỏi thận này đem sẽ lại hiệu quả, phù hợp với người có thể trạng yếu.
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên chủ động phòng ngừa, rèn luyện các thói quen như: uống đủ nước, ăn ít đồ ăn chứa nhiều chất oxalate, hạn chế ăn muối, protein động vật, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung canxi.
Tùy vào tình trạng bệnh bạn sẽ được khuyên sử dụng các phương pháp trị sỏi thận khác nhau
Thực phẩm dành cho người mắc bệnh thận
Người bị sỏi thận không nên ăn gì? Khi thực hiện các phương pháp trị sỏi thận, bệnh nhân nên ăn uống đúng theo chế độ sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có chế độ ăn uống khác nhau. Tuy nhiên có một số nguyên tắc sau:
- Người bệnh cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè…
- Không sử dụng bia rượu, cà phê.
- Cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để kích thích việc thải sỏi ra ngoài. Việc phối hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý sẽ giúp thu lại kết quả nhanh chóng hơn.
Sỏi thận là căn bệnh khá nguy hiểm vì thế bệnh nhân cần tìm ngay phương pháp trị sỏi thận thích hợp để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Bảo Hân